1. Tự nguyện tham gia dân quân tự vệ ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật dân quân tự về năm 2009 thì dân quân tự vệ bao gồm các loại sau:
“Điều 5. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dân quân tự vệ nòng cốt là lực lượng gồm những công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, được tuyển chọn vào phục vụ có thời hạn trong các đơn vị dân quân tự vệ.
2. Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng thuộc dân quân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức thành các đơn vị sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.
3. Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức và hoạt động ở thôn, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là thôn) và ở cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ tại chỗ, sẵn sàng tăng cường cho dân quân tự vệ cơ động.
4. Dân quân tự vệ biển là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức ở cấp xã ven biển, xã đảo và cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển để làm nhiệm vụ trên các vùng biển Việt Nam.
5. Dân quân tự vệ thường trực là lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.
6. Dân quân tự vệ rộng rãi là lực lượng gồm những công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đã được đăng ký, quản lý để sẵn sàng mở rộng lực lượng và huy động khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.”
Theo đó trước hết bạn phải hiểu rõ dân quân tự vệ thường trực là một loại dân quân tự vệ. Chúng tôi chưa biết bạn muốn về quê tự nguyện tham gia dân quân tự vệ loại nào.
Về điều kiện để được tạm hoãn miễn dân quân tự vệ như sau:
Điều 12. Tạm hoãn, miễn, thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong thời bình
1. Tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi;
b) Không đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;
c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân hoặc Công an nhân dân;
d) Lao động chính duy nhất trong hộ gia đình nghèo;
đ) Người đang học ở trường phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học và học viện.
2. Miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ; vợ hoặc chồng, con của thương binh hạng một hoặc bệnh binh hạng một; vợ hoặc chồng, con của người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin không còn khả năng lao động;
b) Quân nhân dự bị đã được xếp vào đơn vị dự bị động viên;
c) Người trực tiếp nuôi dưỡng người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.
3. Trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xét tuyển chọn vào dân quân tự vệ nòng cốt.
4. Dân quân tự vệ nòng cốt được thôi thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn trong các trường hợp sau đây:
a) Sức khỏe bị suy giảm không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt theo kết luận của cơ sở y tế từ cấp xã trở lên;
b) Hoàn cảnh gia đình khó khăn đột xuất không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn và thôi trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ nòng cốt.
Theo đó nếu bạn đủ tiêu chuẩn về sức khỏe, lý lịch để tham gia dân quân tự vệ và đã có giấy gọi thì bạn phải đi, trừ trường hợp bạn có đủ căn cứ để được tạm hoãn, miễn dân quân tự vệ theo quy định trên, nếu bạn không thuộc trường hợp nào được quy định như trên thì bạn bắt buộc phải tham gia dân quân tự vệ thường trực.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
2. Tư vấn quy định của luật dân quân tự vệ năm 2010 ?
Trong thời gian công tác tôi đã được phát triển Đảng do yêu cầu của chỉ huy trưởng phường và đảng uỷ. nhưng hiện nay tôi lại nhận giấy của chỉ huy trưởng quận yêu cầu đi thi hành NVQS theo diện Đảng viên.
Khi hỏi cấp trên tôi được trả lời là do quận tôi không đủ chỉ tiêu nên tôi phải đi. Mặc dù khi phát triển Đảng cho tôi đều nói rõ và hứa sẽ không đưa tôi đi NVQS.
Hiện nay tuổi tôi đã 25 gần qua 26. Xin cho hỏi như vậy có đúng luật hay không? nếu không thì tôi nên làm như thế nào?Họ yêu cầu tôi đi khám sức khoẻ và đi thi hành NVQS vào đợt tháng 9. liệu hình thức kết nạp đảng viên để đưa đi NVQS có phải là chỉ tiêu lấy điểm của thành phố? là bắt buộc chứ không phải dựa trên tinh thần tự nguyện như đã nói. Nếu quận uỷ và phường đã muốn tôi tham gia NVQS thí tại sao không nói từ đầu khi tôi tham gia lực lượng DQTV mà đến bây giờ mới nói. (sau 3 năm).
Trả lời:
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Theo điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì độ tuổi được gọi nhập ngũ:
Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Như vậy xét về độ tuổi bạn phải hết 25 tuổi, trường hợp bạn được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học thì phải hết 27 tuổi mới hết độ tuổi gọi nhập ngũ.
Mặt khác, điều 41 Luật NVQS 2015 cũng quy định:
Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không còn lý do tạm hoãn thì được gọi nhập ngũ.
Công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ hoặc được miễn gọi nhập ngũ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ.
4. Danh sách công dân thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ, được miễn gọi nhập ngũ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức trong thời hạn 20 ngày.
3. Hỏi về việc hoãn nghĩa vụ quân sự khi đã tham gia dân quân tự vệ được 3 năm ?
Luật sư trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật LVN Group, đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:
Như thông tin bạn cung cấp, bạn đã tham gia dân quân tự vệ từ năm 2015 đến nay được 3 năm. Đối với trường hợp này, bạn có thể được công nhận đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 4 Luật nghĩa vụ quân sự 2015:
Điều 4. Nghĩa vụ quân sự
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế – quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Theo quy định tại Điều 4 Luật dân quân tự vệ 2009 thành phần của dân quân tự vệ bao gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi. Trong đó, dân quân tự vệ nòng cốt bao gồm:
Điều 4. Thành phần của dân quân tự vệ
1. Dân quân tự vệ gồm dân quân tự vệ nòng cốt và dân quân tự vệ rộng rãi.
2. Dân quân tự vệ nòng cốt gồm:
a) Dân quân tự vệ cơ động;
b) Dân quân tự vệ tại chỗ;
c) Dân quân tự vệ biển;
d) Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.
Và theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật dân quân tự vệ 2009 thì “Dân quân tự vệ thường trực là lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh”.
Kết luận: Theo quy định của pháp luật, nếu bạn đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó có ít nhất 12 tháng làm nhiệm vụ dân quân tự vệ thường trực thì bạn đủ điều kiện được công nhận là đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự trong thời bình. Tuy nhiên, do thông tin mà bạn cung cấp không đầy đủ, vì vậy bạn có thể căn cứ vào các quy định trên của pháp luật để xác định việc mình có được công nhận là đã hoàn thành nghĩ vụ quân sự trong thời bình hay không.
4. Có cần về quê để khám nghĩa vụ quân sự?
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi sinh năm 1992, vừa mới tốt nghiệp ĐH và đang đi làm tại 1 công ty ở Sài Gòn. Tôi mắc chứng bệnh hay chảy máu cam (mủi), và cận thị. Bây giờ gia đình tôi ở quê nhận được giấy báo khám NVQS. Tôi có thể làm giấy xác nhận đang làm việc hoặc xác nhận các bệnh trên để gửi về quê và không cần về quê khám được không ạ? Tôi cảm ơn Luật sư.
>> Luật sư tư vấn luật nghĩa vụ quân sự, gọi số:1900.0159
Trả lời:
Theo bạn trình bày, bạn bị mắc chứng bệnh chảy máu cam (có mủ) thường xuyên và bạn bị cận thị. Theo Điều 30 Luật NVQS quy định:
Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật do Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ quốc phòng quy định thì được miễn làm nghĩa vụ quân sự.Người tàn tật, người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính khác theo danh mục bệnh tật quy định tại Mục II, phụ lục 1, Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng là những bệnh thuộc diện miễn làm nghĩa vụ quân sự không nhận vào quân thường trực. Đây là những trường hợp dễ dàng phát hiện, phân loại sơ bộ được qua theo dõi, quản lý sức khỏe của địa phương và thuộc diện được miễn phát lệnh gọi đi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe ở y tế cấp huyện:
39 |
Chảy máu cam: |
– Chảy máu cam tái phát chưa có thiếu máu hoặc thiếu máu nhẹ |
4 |
– Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu trung bình |
5 |
– Chảy máu cam tái phát gây thiếu máu nặng |
6 |
Như vậy trường hợp của bạn bị chảy máu cam thường xuyên thì bạn sẽ thuộc khoản 39 bên trên và có thể được miễn nghĩa vụ quân sự
Thứ hai: Về thủ tục để được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:
Theo điều 31 Luật nghĩa vụ quân sự:
“Việc hoãn gọi nhập ngũ và miễn làm nghĩa vụ quân sự theo Điều 29 và Điều 30 của Luật này do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định.”
Để được miễn gọi nhập ngũ, bạn cần chuẩn bị đơn xin miễn nghĩa vụ quân sự, ngoài ra còn phải có giấy chứng nhận sức khỏe bạn đã mắc bệnh về mũi(chảy máu cam thường xuyên) của thấp nhất là bệnh viện tuyến huyện để cung cấp giấy tờ chứng minh bạn thuộc đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự.Như vậy bạn có thể gửi giấy về nhà và giấy tờ chứng nhận của bệnh viện là chính xác thì bạn sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự mà không cần phải đi khám.
>> Xem thêm: Quy định mới nhất năm 2020 về quyền lợi khi bộ đội xuất ngũ ?
5. Tư vấn độ tuổi khám nghĩa vụ quân sự cho học sinh cấp 3?
Trả lời:
Công ty Luật LVN Group chào bạn đọc, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Ngày 19/6/2015 Quốc hội chính thức ban hành Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.
Căn cứ điều 30 LNVQS 2015 quy định độ tuổi gọi nhập ngũ:
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Như vậy, pháp luật quy định đối với công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ từ 18 đến hết 27 tuổi chứ không phải là mức tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là 27 tuổi. Bạn không thuộc trường hợp là công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ do vậy, độ tuổi gọi nhập ngũ của bạn là từ 18 tới hết 25 tuổi. Tức, bạn sinh ngày 15/9/1991 thì đến ngày 15/9/2016 thì bạn sẽ không nằm trong đối tượng gọi nhập ngũ thời bình.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự, gọi: 1900.0191để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Nghĩa vụ quân sự – Công ty luật LVN Group