NỘI DUNG TƯ VẤN​

1. Vị trí địa lý của Ấn Độ:

Ấn Độ nằm giữa núi và biển: từ tây bắc đến đông bắc có dãy núi Hindu Kush, dãy núi Hymalaya và dãy núi Karakoram làm bình phong; đông nam là vịnh Bengal; tây nam là biển Arab, phía nam là mũi Comorin và Ấn Độ Dương. Nhìn từ phía nam về phía bắc, Ấn Độ là một quốc gia lục địa tiếp giáp với Trung Quốc, Pakistan, Nepal và Bhutan; nhìn từ phía tây sang phía nam, Ấn Độ lại là một bán đảo, đối diện với đảo Sri Lanka.

Địa hình Ấn Độ, theo nhưxưa nay thường giới thiệu, được gọi là một hình tam giác lớn, phía bắc rộng rãi, còn phía nam nhọn hẹp. Paul Deussen (1845 – 1919), nhà Phạn văn học người Đức, đã nghiên cứu sự đổi thay của lịch sửvăn hóaẤn Độ và cho rằng Ấn Độ là một hình vuông: Lấy vùng núi Hindu Kush làm đỉnh, vẽ một đường thẳng đến chỗ cửa sông Indus (sông Ấn), vẽ tiếp một đường thẳng đến chỗ cửa sông Ganges (sông Hằng), rồi từ cửa sông Ấn và cửa sông Hằng mỗi nơi vẽ một đường thẳng đến mũi Comorin, là thành một hình vuông không đều cạnh.

2. Tư tưởng chính trị pháp lý ở Ấn Độ cổ đại:

2.1 Tổng quát về lịch sử hình thành hệ tư tưởng ở Ấn Độ:

Trên cơ sở điều kiện và tiền đề đó, triết học Ấn Độ cổ đại đã hình thành, phát triển và trải qua hai thời kỳ: Thời kỳ Veda – Sử thi (từ thế kỷ XV trước CN đến thế kỷ VI trước CN) triết học Ấn Độ được thể hiện trong kinh Veda, Upanishad, trong Sử thi cổ Ấn Độ Ràmàyana và Mahàbhàrata, trong đó thế giới quan thần thoại tôn giáo mang tính chất đa thần tự nhiên chiếm địa vị thống trị. Và sau đó là sự biến chuyển từ thế giới quan đa thần sang nhất thần và cuối cùng hòa trộn với nó là thuyết nhất nguyên, với quan niệm về “Tinh thần vũ trụ tối cao” là bản thể của thế giới, đánh dấu bước chuyển từ tư duy thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học. Thời kỳ Cổ điển hay thời kỳ Phật giáo – Bàlamôn giáo (từ thế kỷ VI trước CN đến thế kỷ III sau C.N) là thời kỳ hình thành các trường phái triết học lớn như: Sànkhya, Vais’esika, Nyàya, Yoga, Mimàmsà và Vedànta, gọi là các darsanas hay hệ thống triết học chính thống (as’tika), và các môn phái Jaina, Lokàyata và Phật giáo.., gọi là hệ thống triết học không chính thống (nas’tika), đi sâu lý giải về thế giới và nhân sinh hệ thống chặt chẽ hơn.

Quá trình xuất hiện và phát triển Nhà nước An Độ được bắt đầu tư khoảng thế kỷ 6 TCN. Qua thăng trầm của lịch sử và đặc biệt là sau khi đánh bại quân đội của Alếchxăng Maxêđoan (năm 321 TCN) Ấn Độ vói triều đại Mauria hùng mạnh đã trở nên là một quốc gia thống nhất và rộng lớn.

Lịch sử Nhà nước Ân Độ gắn liên với những tư tưởng chính trị tôn giâo truỳên thông đã chi phối mạnh mẽ đời sống kinh tế xã hội của người Ân Độ, nhất là tư tưởng vê đẳng cấp xã hội, tư tưởng chính trị trong giáo lý Bàlamôn, Phật giáo và thuyết “Arthata”.

Tư tưởng phân chia đẳng cấp được sử dụng để biện minh cho một thực tế lịch sử – sản phẩm của chế độ chiếm nô – đó là sự bất bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo vị trí xã hội của các nhóm cư dân tự do được gọi là Varna ngay trong sách kinh Vệ đà (xuất hiện vào khoảng thiên nhiên kỷ II TCN), người Ân Độ đã tin vào sự tồn tại 4 loại Varna:

  1. Varna Brahman (Bàlamon);
  2. Varna Ksatria;
  3. Varna vaisia;
  4. Varna Sudra

2.2 Thuyết giáo Brahmanisme:

Thuyết giáo Brahmanisme (hình thành vào nửa đầu thiên niên kỷ I TCN) coi thế giới linh hồn – Brahma sáng tạo ra các thần linh, vũ trụ, con người và cả muòri loài động vật và thực vật. Brahma ban cho mỗi loài một số kiếp (dharma) theo một trật tự vĩnh hàng. Với xã hội con người thì sự t’ôn tại của 4 Varna trên đây cũng phát sinh từ sô’ kiếp mà ra. Vì vậy việc Varní bậc thấp tuân thủ ý chí của Varna bạc’ cao là Điều hiển nhiên.

Thuyết Brahmanisme kêu gọi hai đẳng cấp Vaisia và Sudra hãy bằng lòng với vị trí của mình trong xã hội mà tôn vinh quyền ực của nhà vua, một quyền lực có xuất xứ thần thánh.

Từ sự khẳng định tính bất biến của trật tự các đẳng cấp xã hội phân chia theo Varna thuyết Bramanisme còn khẳng định: thế giới trần tục và con người chỉ là ảo giác, là hư ảo. Cuộc sống khố đau, đói nghèo cũng chỉ là hứ vô, lỉnh hôn con người là cái quan trọng nhất, nên cần phải khuất phục, chấp nhận trật tự hiện hành trên thế giới trần tục.

Đế cụ thế hóa ý tưởng trên đây, thuyết Brahmanisme nêu khái niệm “nghiệp” (karma). Khái niệm này bao hàm nội dung quan niệm vê sự thành đạt hoặc thất bại của con người ở thế giới linh hôn hoàn toàn phụ thuộc vào hành vi trong cuộc sống thực tại của anh ta, của kiếp anh ta trước đó. Nếu con người không muốn linh hôn mình được thanh thoát cao siêu mà không nhập vào loài thú vật thì hãy tuân thủ quyền lực của các giáo sỹ Brahman và của Nhà nước nói chung.

Quyền lực Nhà nước, vua chúa và tầng lớp giáo sỹ Brahman lại đựơc khẳng định qua nội dung “các luật Manu” (tuyển tập tập quán pháp của người Ân Độ, lấy tên của vị thân sáng tạo ra con người là Manu. tên gọi đầu tiên của các luật “manu” là “ Manavadharmasastra”.

Để nhấn mạnh quyền uy của vua chúa, “các luật Manu” coi vua chúa là sự hóa thân của các thần linh. Vua chúa mang đúng vẻ của thần linh, được sức mạnh vô song đó để tạo dựng đời sống nơi trần thế mà bộ máy Nhà nước chính là công cụ xét xử những kẻ bất nhã. Việc chấp hành nghĩa vụ từ phía các đẳng cấp thấp hèn như Vaisia, Sudra là Điều bắt buộc và còn mang tính như trách nhiệm thiêng liêng.

Đối với các giáo sỹ Brahman “Manu” đ’ê cao Những quyền lợi “không thể bị vi phạm” của họ vì nếu xã hội “không có Brahman thì loạn lạc” “là điếu tất yếu”. Sự hưng thịnh của thế giới trần thế và thế giới linh hôn phụ thuộc vào sự thông nhất giữa Brahman và Ksatơria.

Cuối cùng “manu” kêu gọi nhà vua “hãy xử phạt thật dữ dội, tức thì đế dân chúng không làm loạn, yên b’ê mà thờ phụng đấng tô’i cao Brahman.

Trong kho tàng những lý luận chính trị và pháp luật của người Ân Độ có một cuốn sách rất có giá trị với nhan đê “Arthasastra” – “khoa học về chính trị” do vị cọ vấn thông thái của vua Sandra Gupta (thế kỷ IV TCN) tên là Cautalie biên soạn. Kế thừa những giá trị tư tưởng của các vị tiên bối và lý giải thêm những vấn đê quản lý quốc gia, Cautilie đá đi đến kết luận vê một sô’ vấn đe chính sau đây:

Trước hết ông coi tôn giáo là Điều cằn thiết, chế độ đăng cấp Varna là không thể thiếu được; tuy nhiên tôn giáo hay đẵng cấp củng không là điều căn bản. Những vấn đê thực tại trong cuộc sống đời thực mới phải đáng được quan tâm.

Trong thiết chế Nhà nước phải thể hiên được sức mạnh của quyền lực tập trung. Quyền lực này lại phải được xày dựng từ Những biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ nhăm khống chế mọi nguy cơ của sự bạo loạn, buộc các thân dân phải hiểu được trách nhiệm bảo vệ “trật tự chung” và nên “hòa bình cho toàn thể”. Hành vi đúng của kẻ cầm quỳền và không vì những thối quen “thương cảm” hoặc đạo đức đơn thuần mà phải vì một Nhà nước hùng cường, vì một “trật tự Varana không thể khác được”, cho nên phải sử đụng và coi trọng bạo quyền.

Cuối cùng Cautilie kêu gọi các thần dân hãy vì “lợi ích” quốc gia và trách nhiệm tôn giáo” mà chăm chỉ lao động, thực hiện bổn phận là những người “ngoan đạo” trong quốc gia “hưng thịnh”.

2.3 Phật giáo

Nếu như trong buổi bình minh của Nhà nước Ấn Độ thuyết giáo Brahma được coi như là hệ tư tưởng thống soái thì khi chế độ chiếm nô phát triển, một tôn giáo khác đã ra đời để thay thê’ vào vị trí đã suy yếu của thuyết giáo Brahma đó là Phật giáo.

Người sáng lập Phật giáo được đặt tên trong các tài liệu văn bản là Xíchharta, thần danh là Sakiamuni (Thích Ca Mâu Ni). Sakiamuni được coi là một ngươi thuộc bộ lạc Sakia, sống vào khoảng giữa những nặm 560 – 480 TCN và thuộc dòng hoàng tộc Gautama (Gôtama). Năm 29 tuổi Sakiamuni rời nhà đi “tìm chân lý” và sau 7 năm đã thành “chính quả”. Bốn mươi năm tiếp sau đó ông đi truỳên đạo khắp các thị thành và thôn quê ở vùng trung lưu sông Hằng, thuyết giáo của ông được đặt tên trong khoa học là “Đạo Phật” và Sakiamuni được tôn thờ là Phật tổ (Buddha). Có thể nói, Phật giáo ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử có sự gia tăng những mâu thuẫn xã hội gay gắt do quan hệ chiếm nô ngày càng phát triển, trong một hoàn cảnh xã hội khi mà “nhà Vua mặc dầu đã chinh phục mọi quốc gia trên thế giới, đầu đã trở thành bá chủ mọi vương quốc phía bên này bờ biển cho đến tân đại dương, nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ mà còn thèm khát có được mọi nước phía bên kia đại dương”… “các hoàng đế giàu sang luôn ham thèm vô độ”… “trái đất không thể yên bình vì cơn xoáy của nhục dục..; Điếu này cho thấy Phật giáo lúc sơ khai đã ghi nhận sự xuất hiện quyền lực gắn liền với những phát sinh xã hội như nạn cướp bóc, lừa đảo. Nhà nước như một công cụ xóa bở mọi hiêm khích đã bị thao túng, cho nên con người phải đi đến với Phật để có thể thay thế tình trạng hiện thời.

Trong giáo thuyết của nhà Phật được phể biến vào thế kỷ III – II TCN đã thể hiên một sự liên hệ chặt chẽ với tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ và Bvrahmanisme. Nội dung của nó còn kế thừa những quan niệm tâm linh vê nghiệp báo, về quan hệ nhân quả qua một kết luận rằng: Cuộc đời là Điều ác, sống là đau khổ. Bởi vậy cho nên mỗi một người phải vươn tới Điều mà sau khi chết có thể được hồi sinh ở vật thể khác và lại tiếp tục một cuộc đời mới, rồi phải chịu những đau khổ khác hơn. Kiếp luân hồi buộc con người phải thoát tục, nghĩa là phải từ bỏ mọi ham muôn nơi trần thế, phải xa rời trần thế để đến cội vĩnh hằng – cõi niết bàn (Nirvana). Từ bỏ mọi ham muôn, từ bỏ và xa lánh trần thế tức là không can thiệp vào sự vận động của các quan hệ xã hội và nghĩa là không đấu tranh chống lại những hiện tượng mang tính bất công và thù ác. Tư tưởng chính trị thụ động đã thể hiện một cách khá đầy đủ trong giáo lý nhà Phật. Chính vi vậy, tư tưởng Phật giáo sơ khai đá được giai cấp thống trị sử dụng và phật giáo đã được công nhận là quốc giáo của Ấn Độ từ thế kỷ III TCN, có ảnh hưởng lơn tới đời sống tư tưởng của nhiêu quốc gia phương Đông, thời đó và ngay cả hiện nay.

Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hang còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 để được giải đáp thắc mắc.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group