Luật sư của Công ty Luật LVN Group cung cấp dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ miễn phí qua email nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ như: nhãn hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý…..Mọi vướng mắc vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn luật hôn nhân qua điện thoại, gọi:1900.0191.
1.Sáng chế/ giải pháp hữu ích là gì?
– Sáng chế/ giải pháp hữu ích là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tại ra chứ không phải là những gì (đã tồn tại trong thiên nhiên) được con người phát hiện ra.
– Thuộc tính cơ bản của sáng chế/ giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế/ giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.
2. Sáng chế/ giải pháp hữu ích có thể được thể hiện dưới 5 dạng sau đây:
– Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định, ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác, v.v…
– Chất là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học, hỗn hợp chất, ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm;
– Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định, ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò, v.v…
– Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học, ví dụ như tế bào, gen, cây chuyển gen;
– Sử dụng một cơ cấu (hoặc một chất, một phương pháp, một vật liệu sinh học) đã biết theo chức năng mới là sử dụng chúng với chức năng khác với chức năng đã biết, ví dụ như sử dụng phomat làm thuốc chữa bệnh đau răng.
3. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế:
– Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới;
– Có trình độ sáng tạo, và;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
4. Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ:
– Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học;
– Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
– Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo;
– Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;
– Hệ thóng ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu;
– Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;
– Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
– Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng:
– Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;
– Giống thực vật, giống động vật;
– Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;
– Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;
– Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.
Các tài liệu cần có của đơn
5. Tài liệu tối thiểu
(a) 02 Tờ khai đăng ký sáng chế, làm theo mẫu 01-SC Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;
(b) 02 Bản mô tả sáng chế trong đó phạm vi bảo hộ sáng chế;
(c) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
6. Yêu cầu đối với đơn
(a) Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ
(b) Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Đối với các tài liệu được làm bằng ngôn ngữ khác theo quy định tại điểm 7.3 và điểm 7.4 của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì phải được dịch ra tiếng Việt;
(c) Mọi tài liệu của đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn;
(d) Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu vào những chỗ thích hợp;
(e) Mỗi loại tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ số Ả-rập;
(g) Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sót không đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thì người nộp đơn có thể sửa chữa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa chữa phải có chữ ký xác nhận (và đóng dấu, nếu có) của người nộp đơn;
(h) Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo). Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam;
(i) Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặc toàn bộ nội dung tài liệu đơn;
(k) Đơn đăng ký sáng chế phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về số lượng bản tài liệu, mẫu, bản vẽ…
(l) Sáng chế nêu trong đơn phải được phân loai theo Bảng phân loại sáng chế quốc tế
Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hãy liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty luật LVN Group