Ngày 02/07/2014 cô có gửi đơn xin nghỉ việc tự nguyện với lý do bệnh khô giác mạc mắt nên không tiếp tục giảng dạy được. Vây xin hỏi Luật sư của LVN Group ở đơn vị đồng ý đơn xin nghỉ việc là đúng hay sai? Nếu như chấp nhận đơn này thì cách tính trợ cấp nghỉ việc như thế nào?

Người gửi: nguyenthidu

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật lao động về bảo hiểmcủa Công ty Luật LVN Group.

Tư vấn chế độ cho giáo viên khi nghỉ việc?

Luật sư tư vấn luật bảo hiểm xã hội trực tuyến (24/7) gọi số :1900.0191

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về công ty chúng tôi! Vấn đề của bạn tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ pháp lí: Luật viên chức năm 2010

Khoản 4 điều 29:

Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.

Điều 45. Chế độ thôi việc

1. Khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Cô A là giáo viên là viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn với nhà trường. Khi cô làm đơn xin nghỉ việc thì nhà trường có quyền đồng ý. Khi nghỉ việc cô được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điều 48 Bộ luật lao động:

Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Cô A đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 1/1/2009 đến nay. Như vậy, khoảng thời gian này không được tính để tính trợ cấp thôi việc. Cô A được hưởng trợ cấp thôi việc tương ứng với khoảng thời gian từ năm 1994 – 2009 là 14 năm 3 tháng làm trong là 14,5 năm. Mức trợ cấp thôi việc mà cô được hưởng là 14,5 x 0,5 = 7,25 tháng lương

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN – CÔNG TY LUẬT LVN GROUP