Tôi hiện có một số băn khoăn thắc mắc cần bộ phận tư vấn pháp luật của công ty luật LVN Group làm rõ cho. Cụ thể như sau:
Tôi chuyển công tác từ công ty xuất nhập khẩu tổng hợp tỉnh B.Đ sang làm công nhân chi nhánh điện thị xã BĐ thuộc điện công ty điện lực tỉnh BĐ (loại hợp đồng không thời hạn) tháng 10/1996 đến tháng 05/2005 công tác tại chi nhánh điện thị xã BĐ. Trong thời gian này tôi được công ty cho đi học lớp đại học hệ tại chức vừa học vừa làm, khoa hệ thống điện tại Đại học Bách khoa Hà Nội từ tháng 10/2000 – tháng 10/2005. Đến tháng 06/2004 tôi thi nâng bậc nghề công nghệ và đã thi đỗ công nhân bậc 5/7 bảng lương a1-6-ii. Sau khi tốt nghiệp đại học tháng 10/2005 thì đến tháng 02/2006 tôi được ban giám đốc công ty phân công nhận nhiệm vụ mới là phó trưởng chi nhánh điện huyện C hưởng lương 3.27 – bậc 4/8 – tb – chuyên viên, kỹ sư.
Đến tháng 01/2009 chuyển sang làm đội phó đội xây lắp điện công ty điện lực BĐ và đến tháng 03/2009 tôi được nâng lương lên 3,58 – bậc 5/8 – tbl – chuyên viên kỹ sư cho đến tháng 05/2010 tôi chuyển sang làm chuyên viên phòng kiểm tra giám sát mua bán điện công ty điện lực Bình Định và tháng 03/2012 tôi lại được nâng lương lên 3,89 – bậc 6/8 – tbl, chuyên viên kỹ sư. Đến cuối tháng 08/2012 thì có quyết định giải thể phòng kiểm tra giám sát mua bán điện của tổng công ty điện lực miền bắc đầu tháng 09/2012 tôi chuyển sang làm chuyên viên phân xưởng thủy điện thuộc công ty điện lực BĐ cho đến tháng 10/2013 được điều chuyển nhận nhiệm vụ mới công nhân tổ sửa chữa máy biến áp thuộc phân xưởng sửa chữa, thí nghiệm và xây lắp điện thuộc công ty điện lực BĐ và vẫn được hưởng nguyên lương bậc 3,89 – bậc 6/8 – tbl – chuyên viên, kỹ sư.
Đến tháng 05/2015 thì công ty điều chỉnh lại lương cho tôi theo tính chất công việc nội dung như sau:
“Điều 1: Nay điều chỉnh lương đối với ông B – công nhân tổ thí nghiệm – phân xưởng xây dựng, sửa chữa & thí nghiệm điện thuộc công ty điện lực BĐ. Lương đang hưởng: 3,89 bậc 6/8 bl: chuyên viên, kỹ sư. Lương mới điều chỉnh: 3,19 bậc 5/7, tl: a1-6-ii (bảo lưu thời gian giữ bậc lương cũ để thi bậc cao năm 2015).
Điều 2: Thời gian hưởng lương mới kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2015.”
Đến cuối năm 2015 tôi thi thợ bậc cao tại công ty thí nghiệm điện Miền Bắc và đã thi đỗ tay nghề bậc cao về công tác thí nghiệm. Đến tháng 12/2015 tôi có quyết định nâng lương cụ thể như sau:
Điều 1: nay nâng bậc lương cho ông (bà) B. Chức danh, đơn vị công tác: công nhân tổ thí nghiệm – phân xưởng xây dựng, sửa chữa & thí nghiệm điện thuộc công ty điện lực BĐ. Lương đang hưởng: 3,19 bậc bậc 5/7, tl: a1-6-ii. Lương mới được nâng: 3,74 bậc 6/7, tl: a1-6-ii.
Điều 2: Thời gian hưởng lương mới kể từ ngày 01/12/2015.”
Tôi được hưởng lương đó đến tháng 07/2016. Do sức khỏe không đảm bảo tôi làm đơn xin chuyển về công tác tại phòng thanh tra bảo vệ & pháp chế công ty điện lực BĐ. Quyết định ghi như sau:
Điều 1: Nay điều động ông B – công nhân tổ thí nghiệm – phân xưởng xây dựng, sửa chữa & thí nghiệm điện. nhận nhiệm vụ mới: chuyên viên phòng thanh tra bảo vệ & pháp chế thuộc công ty điện lực BĐ. kể từ ngày 01/7/2016.
Điều 2: Áp hệ số lương: 3,89 bậc 6/8 bl: chuyên viên, kỹ sư (bảo lưu thời gian giữ bậc lương cũ để để nâng bậc lương tiếp theo từ 01/12/2015).
Vậy tôi xin hỏi quý công ty hai vấn đề như sau:
– Thứ nhất: là việc điều chuyển tôi từ phân xưởng thủy điện sang phân xưởng sửa chữa, thí nghiệm & xây lắp điện mà lãnh đạo công ty và ban chấp hành công đoàn công ty không hề gặp gỡ và trao đổi với người lao động là đúng hay sai? Việc xếp lương chuyển đổi công việc từ lương chuyên viên sang lương công nhân như vậy là đúng hay sai?.
– Thứ hai là việc bảo lưu thời gian nâng lương của tôi theo quyết định mới là từ ngày 01/12/2015 là đúng hay sai? Nếu đúng như thế thì tôi mất đúng 6 năm (từ tháng 03/2012 đến tháng 12/2018), tôi mới lại được nâng lương sao? Mặc dù trong suốt thời gian công tác tôi không hề vi phạm bất kỳ một hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc kỷ luật nào, luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (năm nào cũng đạt tiên tiến). Tôi xin công ty luật LVN Group tư vấn và giải đáp những khúc mắc trên đây cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Bình Định, ngày 11 tháng 3 năm 2017

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật Lao động của Công ty luật LVN Group

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Bộ luật Lao động của Quốc hội, số 10/2012/QH13

Thông tư số 08/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

2. Luật sư tư vấn:

Thứ nhất: – Về việc công ty điều chuyển công tác của bạn

Điều 31 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về việc người sử dụng lao động có thể chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong trường hợp:

“1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Theo như Điều 31 Bộ luật Lao động 2012 đã nêu ở trên thì công ty bạn được điều chuyển công tác của người lao động sang công việc khác so với hợp đồng lao động, tuy nhiên nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm.Và công ty của bạn phải thông báo cho bạn biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động. Tức là việc công ty điều chuyển bạn từ phòng phân xưởng thủy điện sang phân xưởng sửa chữa, thí nghiệm & xây lắp điện mà lãnh đạo công ty và ban chấp hành công đoàn công ty không hề gặp gỡ và trao đổi với bạn là sai.

– Về việc xếp lương chuyển đổi công việc từ lương chuyên viên sang lương công nhân: Nếu công ty điều chuyển bạn tối đa 60 ngày thì 30 ngày đầu mức lương của bạn vẫn giữ nguyên, 30 ngày tiếp theo bạn sẽ được hưởng lương tối thiểu bằng 85% mức lương công việc cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. Như vậy, việc anh chuyển sang làm công việc mới sẽ được hưởng lương theo công việc mới là đúng.

Thứ 2:

Về việc bảo lưu thời gian nâng lương: Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV Hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc thường xuyên và nâng bậc trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có quy định về Chế độ nâng bậc lương thường xuyên như sau:

“Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

– Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

– Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.”

Theo quy định này thì nếu bạn chuyển công tác sang công việc mới mà bậc lương thay đổi thì thời hạn xét nâng bậc lương của bạn sẽ được tính từ ngày bạn giữ bậc lương mới (tức là từ ngày 01/07/2016). Như vậy việc bảo lưu thời gian nâng lương của bạn theo quyết định mới là từ ngày 01/12/2015 là sai.

3. Bài viết tham khảo thêm:
>> Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group