Hộ kinh doanh muốn nhận nhượng quyền thương hiệu từ bên A, có thể sẽ nhận chuyển nhượng cửa hàng từ bên B. Năm 2013, Bên B nhận nhượng quyền thương hiệu trà sữa từ Bên A. Sau 2 năm kinh doanh, Bên B muốn ngừng kinh doanh mặt hàng này, và có nhu cầu chấm dứt kinh doanh trà sữa đã nhận nhượng quyền từ Bên A. Năm 2015, sau khi nghe Bên B thông báo sẽ dừng kinh doanh và chấm dứt hợp đồng với bên A, bên A đã thông báo cho bên C (đang có nhu cầu kinh doanh mặt hàng này để nhận nhượng quyền). Sau khi bên B và bên C thương thảo, giá trị mà bên C sẵn sàng trả cho bên B để nhận lại cửa hàng là 50.000 USD. Tuy nhiên, theo nguyên tắc của bên A quy định, chỉ có 2 văn bản được ký kết: (1) là văn bản thanh lý hợp đồng giữa bên A và bên B, (2) là hợp đồng mới được ký kết giữa bên A và Bên C. Tuy nhiên hợp đồng giữa bên A và bên C ký kết sẽ không có giá trị 50.000 USD.
Vậy, với tư cách là người mất đi 50.000 USD mà không có văn bản nào quy định giá trị, để đề phòng rủi ro, Bên C nên làm gì, có nên thương thuyết với Bên A và bên B để ký những tài liệu gì chứng minh mình đã bỏ ra 50.000 USD hay không?
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group!
Người gửi: N.T.A
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ.của Công ty luật LVN Group.
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN Group, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ 2005
Nội dung tư vấn
Khoản 2 Điều 138 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định:
“2. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản ( sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).”
Việc hợp đồng ký kết giữa A và C đã được thành lập bằng văn bản và giá trị 50.000 USD đã được các bên thỏa thuận đồng ý nên không có vấn đề gì, nhưng để tránh đề phòng rủi ro, cũng như quyền lợi thì nội dung hợp đồng mà bên C kí kết phải theo quy định tại Điều 140 Luật sở hữu trí tuệ 2005:
” Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
2. Căn cứ chuyển nhượng;
3. Giá chuyển nhượng;
4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.”
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ.