Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của Công ty luật LVN Group,

Tư vấn thủ tục thành lập

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua điện thoạigọi:   1900.0191

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến mục hỏi đáp của công ty chúng tôi. Thắc mắc của bạn được tư vấn như sau

1. Cơ sở pháp lý:

Luật cư trú 2006

Nghị định 167/2013 xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình

2. Luật sư phân tích:

Sổ hộ khẩu gia đình là một tài liệu làm căn cứ để xác định việc đăng ký hộ khẩu thường trú của từng gia đình hoặc từng đơn vị lập sổ, và là một phương thức quản lý nhân khẩu và việc cư trú của người dân của cơ quan chính quyền. Vì vậy, Bản án của Tòa sau khi ly hôn chỉ tuyên việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, không đề cập đến vấn đề cư trú sau ly hôn.

Căn cứ luật cư trú:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Nơi nộp hồ sơ

– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trường hợp của chị, sau khi thay đổi chỗ ở hợp pháp “do ly hôn” nên khi chuyển đến nơi ở mới, chị phải làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú.
Chị cần xét xem chị nhập hộ khẩu vào nhà chồng hay vào hộ khẩu riêng của chồng? ai là chủ hộ? nếu chủ hộ là bố hoặc mẹ chồng thì chỉ cần được sự đồng ý bằng văn bản của bố hoặc mẹ chồng. Nếu chủ hộ là chồng thì cần phải có sự đồng ý của chồng bạn bằng văn bản.

Nếu chủ hộ không đồng ý, chị có thể làm đơn đề nghị đến cơ quan công an cấp quận, huyện nơi cư trú của chồng để trình bày về vấn đề trên và đề nghị cơ quan có thẩm quyền can thiệp để chồng chị đồng ý cho chị tách khẩu.

Nếu chồng chị không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi  “Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;” (Điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình).
 

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group