Căn cứ vào việc thỏa thuận trên về việc người lao động thực hiện nộp khoản tiền đặt cọc để đảm bảo không tự ý phá vỡ hợp đồng lao động trước thời hạn. Em không đặt cọc tiền thay đặt cọc bằng CĐ. Trong biên bản có ghi thời gian thử việc 1-2 tháng nhưng em đã được cân nhắc lên chính thức khi bắt đầu tháng từ tháng thứ 2. qua 2,3 tháng làm việc em thấy công việc không đươc rõ ràng và dễ mất hàng hóa nên hiện nay em muốn nghỉ, liệu hiện tại em nghỉ người sử dụng lao động có quyền giữ bằng của em không ạ?. (em chưa ký hợp đồng mà hiện tại e chỉ có biên bản xác nhận tiền đặt cọc thôi ạ).

Hiện nay em đã được văn phòng công ty đưa cho hợp đồng lao động nhưng em chưa ký do e để lẫn với giấy tờ em chưa thấy và văn phòng công ty có nói là nếu em không tìm thấy hợp đồng đấy em không được nhận lương tháng 7 như vậy có đúng hay không ạ ?

Em mong anh chị cho em một lời khuyên hữu ích và em mong qua câu trả lời của anh chị em sẽ lấy lại được bằng mà không mất thêm chi phí. Em cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn Luật Lao động của Công ty Luật LVN Group

Tư vấn lấy lại đặt cọc từ công ty ?

Luật sư tư vấn Luật Lao động, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Đối với vấn đề bạn thắc mắc chúng tôi xin được trả lời như sau:

1, Cơ sở pháp lý:

Bộ luật lao động 2012 

2, Nội dung trả lời:

Tại Điều 20 Bộ luật lao động 2012 có quy định:

Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc công ty yêu cầu bạn nộp tiền đặt cọc và sau đó là giữ bằng của bạn là trái với quy định của pháp luật. Bởi vì trong Bộ luật Lao động đã quy định rõ ràng rằng người sử dụng lao động không được giữ giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động và không được yêu cầu người người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Khi đó, công ty sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định 95/2013/NĐ-CP.

 Về vấn đề tiền lương, cũng theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Lao động 2012 thì:

”Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Trong thời gian thử việc thì công ty vẫn phải trả lương cho bạn theo quy định tại điều luật trên. Và trong thời gian thử việc này bạn hoàn toàn có quyền nghỉ việc mà không phải chịu bất cứ bồi thường nào theo Điều 29 Bộ luật này:

”Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng .

Bộ phận Tư vấn Luật Lao động.