Khách hàng: Chào anh chị Luật sư của LVN Group. Đầu tiên, tôi xin kính chúc anh chị một tuần làm việc vui vẻ và hiệu quả. Tôi có một số thắc mắc về các tình huống gặp phải trong luật du lịch như sau:

1. Một chuyến du lịch (khách đặt trước) bị hủy bỏ do bão. Công ty có phải bồi thường cho khách không?

2 . Trong 1 chuyến du lịch, 1 khách bị tai nạn chết. Công ty du lịch có bồi thường ko?

3. Người mãn hạn tù, người bị án treo, người bị tàn tật có đi du lịch nước ngoài được không?

4. Mỗi lần qua cửa khẩu việt Nam, du khách được mang bao nhiêu tiền mặt? Nếu vượt quá số tiền quy định thì bị xử lý ra sao?

5. Nếu tôi không có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nhưng ngoại ngữ và nghiệp vụ tốt, tôi làm hướng dẫn tại điểm cho khách du lịch quốc tế được không?

6. Tôi có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, ký hợp đồng vụ việc với một công ty LHQT từng vụ việc. Vậy tôi có được hướng dẫn khách du lịch Trung Quốc 10 người đi du lịch Việt Nam ko?

Cảm ơn quý anh chị! Chúc anh chị một năm mới nhiều sức khỏe, ngày càng thành công và thật hạnh phúc! Mong sớm nhận được hồi âm! Trân trọng.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật dân sựcông ty Luật LVN Group.

Trả lời:
Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 Về cơ sở pháp lý:

– Bộ luật dân sự năm 2015

– Nghị định 136/2007/NĐ-CP Về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam

– Thông tư 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất, nhập cảnh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

– Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan

– Luật Du lịch năm 2017

Căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự 2015, chúng tôi xin được giải đáp các vấn đề của bạn như sau:

 

1. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng 

Căn cứ quy định tại Điều 351 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 351. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.

Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.

2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.

“Sự kiện bất khả kháng” là một thuật ngữ chỉ sự việc xảy ra chỉ sau khi ký hợp đồng, không phải do lỗi của bất kỳ bên tham gia hợp đồng nào, mà xẩy ra ngoài ý muốn và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và khắc phục được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ, bên chịu sự cố này có thể được miễn trừ trách nhiệm của hợp đồng hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.

Sự kiện bất khả kháng có thể là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra (thiên tai) như lũ lụt, hỏa hoạn, bão, động đất, sóng thần… Việc coi các hiện tượng thiên tai có thể là sự kiện bất khả kháng được áp dụng khá thống nhất trong luật pháp và thực tiễn của các nước trên thế giới, cũng có thể là những hiện tượng xã hội như chiến tranh, bạo loạn, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của chính phủ… Tuy nhiên cách hiểu và thừa nhận các hiện tượng xã hội là sự kiện bất khả kháng là rất đa dạng trên toàn thế giới và nhiều điểm chưa có sự thống nhất.

=> Vậy trong trường hợp mà thời tiết chuyến du lịch bị hủy bỏ do bão thì công ty bạn chỉ phải bồi thường cho khách hàng nếu hai bên có thỏa thuận trước.

 

2. Trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng khi khách du lịch chết trong chuyến đi

Cơ sở pháp lý: Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật dân sự 

Theo quy định tại điều Điều 584, bộ luật dân sự năm 2015 về Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

 

3. Người mãn hạn tù, người bị án treo, người bị tàn tật có đi du lịch nước ngoài được không?

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định về quyền tự do đi lại, tự do cư trú của công dân, những người đã mãn hạn tù, người tàn tật được phép đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên đối với người tàn tật, khi di chuyển trên các phương tiện cần tuân thủ các quy định có liên quan đến người tàn tật.

Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP như sau:

Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.
2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.

=> Như vậy, người đang thi hành án tù treo không được phép xuất cảnh.

 

4. Du khách qua cửa khẩu được mang bao nhiêu tiền mặt? Vượt quá số tiền bị phạt không?

Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh

1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:

a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).

2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh – xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.

3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.

Khi vi phạm các quy định về lượng tiền được mang theo khi xuất nhập cảnh, sẽ bị xử lý như sau:

Điều 6. Xử lý vi phạm

Cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Đối với việc xử phạt hành chính thì Nghị định 127/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng

1. Mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng vượt mức quy định khi xuất cảnh mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

2. Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi nhập cảnh thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp mang vượt mức quy định mà tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.

3. Vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này mà số ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp trị giá khai khống tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp trị giá khai khống tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên.

4. Xuất cảnh, nhập cảnh mang theo vàng, ngoại tệ tiền mặt thuộc diện không được mang theo mà không khai hoặc khai sai thì bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 50.000.000 đồng.

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá dưới 100.000.000 đồng.

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá trên 100.000.000 đồng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng thực hiện theo quy định của pháp luật.

=> Trong trường hợp giá trị của số tiền vi phạm từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên và là tội phạm, thì tuỳ vào tính chất của tội phạm, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh Buôn lậu (Điều 153 Bộ luật Hình sự), hoặc tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới (Điều 154 Bộ luật Hình sự). Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù.

 

5. Được hướng dẫn tại điểm cho khách quốc tế  khi không có thẻ hướng dẫn viên du lịch 

Cụ thể với câu hỏi của quý khách hàng: “Nếu tôi không có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nhưng ngoại ngữ và nghiệp vụ tốt, tôi làm hướng dẫn tại điểm cho khách du lịch quốc tế được không?”

Chúng tôi căn cứ Điều 58 Luật Du lịch năm 2015 thì hướng dẫn viên được hành nghề khi có thẻ hướng dẫn viên và có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành. Nếu bạn có đủ các điều kiện được quy định tại điều luật này, bạn có quyền yêu cầu được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa hoặc hướng dẫn viên quốc tế. Trong trường hợp bạn không có thẻ hướng dẫn viên du lịch thì bạn không được phép hành nghề.

Cụ thể điều luật quy định như sau: 

Điều 58. Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch

1. Hướng dẫn viên du lịch bao gồm hướng dẫn viên du lịch quốc tế, hướng dẫn viên du lịch nội địa và hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

2. Phạm vi hành nghề của hướng dẫn viên du lịch được quy định như sau:

a) Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài;

b) Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam trong phạm vi toàn quốc;

c) Hướng dẫn viên du lịch tại điểm được hướng dẫn cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch.

3. Điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên du lịch bao gồm:

a) Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;

b) Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;

c) Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch; đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.

4. Thẻ hướng dẫn viên du lịch bao gồm thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa và thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa có thời hạn 05 năm.

5. Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

 

6. Được hướng dẫn khách du lịch Trung Quốc khi có  thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế

Cụ thể đối với câu hỏi của quý khách: “Tôi có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, ký hợp đồng vụ việc với một công ty LHQT từng vụ việc. Vậy tôi có được hướng dẫn khách du lịch Trung Quốc 10 người đi du lịch Việt Nam không” 

Căn cứ vào Điều 58 Luật du lịch 2015, khi bạn đã có thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, có hợp đồng với doanh nghiệp lữ hành thì bạn được phép hành nghề hướng dẫn viên du lịch. Trường hợp này của bạn tuiongw tự như câu hỏi thứ 5 của bạn ở bài viết này. 

 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group