Xin báo giá tư vấn cho chúng tôi các vấn đề sau :

– Các thủ tục để thi công hợp pháp tại campuchia 

– Thủ tục đưa lao động sang Campuchia thi công công trình

– Khai báo thuế

– Xuất khẩu thiết bị đã chế tạo tại Việt Nam sang Campuchia lắp đặt

– Xuất khẩu máy móc phục vụ thi công và sẽ nhập về lại Việt Nam khi công trình kết thúc

– Các vấn đề pháp lý khác…

Công trình này chúng tôi ký với công ty Hàn Quốc ở Campuchia, trường hợp chúng tôi chỉ đưa lao động sang làm việc , gia công thiết bị ở Việt Nam và đưa sang Campodia lắp đặt ( nhờ công ty Hàn Quốc làm thủ tục nhập khẩu ) thì có cần phải thành thành lập công ty ở Campuchia không ? Thủ tục để đưa lao động sang như thế nào?….

Người gửi: M.Đ

Các vấn đề khi hợp tác thi công với công ty nước ngoài?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến (24/7) gọi số1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi vào chuyên mục của chúng tôi.Trường hợp của bạn được giải quyết như sau :

1. Cơ sở pháp lý:

– Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 của Quốc hội

2. Nội dung phân tích:

Vì đây là mail thực hiện trao đổi với khách hàng về những thắc mắc pháp luật, để được báo giá bạn gửi vào mail: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email

– Trường hợp Công ty có mở Chi nhánh tại Campuchia để quản lý hoạt động thi công xây dựng công trình tại Campuchia, Nếu có vướng mắc các thủ tục về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế tại Campuchiaì đề nghị Công ty liên hệ trực tiếp với các Cơ quan chức năng tại Campuchia để được hướng dẫn theo thẩm quyền.

– Trường hợp Công ty trình bày có hoạt động thi công xây dựng công trình tại Campuchia thì hoạt động xây dựng tại nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật thuế GTGT. Riêng vật tư hàng hoá xuất từ Việt Nam sang Campuchia để xây dựng công trình nếu đáp ứng các điều kiện về: hợp đồng ký với tổ chức, cá nhân nước ngoài, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, có Tờ khai Hải quan thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%.

– Các khoản chi phí phát sinh tại nước ngoài thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của Công ty, nếu có hoá đơn chứng từ hợp pháp của nước sở tại ghi tên, mã số thuế, địa chỉ Công ty và phải được dịch sang tiếng Việt thì được trừ khi tính thuế TNDN tại Việt Nam.

Sau đây, bạn có thể xem xét về trường hợp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ theo quy định trong Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng

Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu

Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

1. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

2. Trực tiếp tổ chức đưa đi, quản lý người lao động làm việc ở nước ngoài;

3. Ký kết và thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có nội dung phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật này;

4. Bảo đảm tiền lương cho người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước mà người lao động đến làm việc;

5. Bảo đảm điều kiện lao động, điều kiện sinh hoạt, bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc;

6. Bảo đảm để người lao động được kiểm tra sức khỏe định kỳ và khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn. Trường hợp người lao động không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp tổ chức và chịu chi phí đưa người lao động về nước;

7. Tổ chức đưa di hài hoặc thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước và chịu mọi chi phí liên quan; thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;

8. Báo cáo và phối hợp với cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài quản lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

9. Định kỳ hằng năm, đột xuất và khi hoàn thành hợp đồng trúng thầu, nhận thầu, báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình đưa người lao động của doanh nghiệp đi làm việc ở nước ngoài.”

Điều 45. Nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:

1. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận người lao động; đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận người lao động và người lao động của các nước khác;

2. Chủ động học nghề, học ngoại ngữ, tìm hiểu các quy định của pháp luật có liên quan;

3. Tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

4. Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

5. Làm việc đúng nơi quy định; thực hiện nội quy nơi làm việc và về nước sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động hoặc Hợp đồng thực tập theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;

6. Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

7. Tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam và các hình thức bảo hiểm theo quy định của nước tiếp nhận người lao động;

8. Nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;

9. Đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của Luật này.”

Theo đó người lao động có phải nộp thuế, mức thuế cụ thể sẽ phụ thuộc vào công việc và chức cụ mà người lao động làm.

Để được tư vấn báo giá, bạn gửi thông tin qua mail: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể biết được cụ thể. 

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự.