Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi tới thời điểm tháng 11/2015 tôi đang được hưởng lương bậc 7, hệ số 3.06 và phụ cấp thâm niên nhà giáo là 13%. Như vậy hệ số lương và phụ cấp thâm niên nhà giáo của tôi có đúng không? Và nếu hệ số lương và phụ cấp thâm niên như trên của tôi là sai thì hệ số lương và phụ cấp thâm niên đúng mà tôi được hưởng ở thời điểm hiện tại (tháng 11/2015) là bao nhiêu? Nếu hệ số và phụ cấp như trên của tôi là sai thì tôi phải hỏi ở đâu? Vì khi tôi hỏi hiệu trưởng và kế toán của trường nơi tôi công tác thì được trả lời là đúng và làm theo thông tư liên tịch số 68/2011. Mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi. 

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật dân sự của Công ty luật LVN Group.

Tư vấn mức hưởng hệ số lương và phụ cấp thâm niên của giáo viên mầm non ?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến gọi : 1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ : Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH sửa đổi 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH.

2. Nội dung phân tích:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi , chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn  như sau:

Thứ nhất, Đối với phụ cấp thâm niên của nhà giáo: Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định  Điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên như sau:

“1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên : Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;

b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.”

Mặt khác, theo Điều 3  Nghị định số 54/2011/NĐ-CP quy định  Mức phụ cấp như sau: ” Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. “

Như vậy, phụ cấp thâm niên của bạn sẽ được tính như sau:

+ Từ 1/1/1994 ( vào ngành) đến 1/1/1995 tham gia bảo hiểm thất nghiệp, 12/2000 tôi có bằng tốt nghiệp Trung học sư phạm mầm non : thời điểm này sẽ được 5% phụ cấp thâm niên

+ Từ 12/2000 Đến 01/11/2013 bạn được đặc cách viên chức theo mã ngạch 15.115 cho đến thời điểm 11/2015 : phụ cấp thâm niên sẽ là 15% (  phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1% )

=> Tổng phụ cấp thâm niên bạn sẽ được hưởng sẽ là 15% + 5% = 20%.

*Thứ hai, Đối với hệ số lương :

– Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định Cách xếp lương như sau: 

1. Các chức danh nghề nghiệp viên chứcgiáo viên mầm non được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theoNghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độtiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98);

b) Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loạiA0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89);

c) Chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86đến hệ số lương 4,06).

Như vậy, bạn cần cung cấp thêm cho chúng tôi biết bạn thuộc giáo viên mầm non hạng nào thì sẽ hệ số lương phù hợp với hạng đó.

– Mặt khác, khi bạn  hỏi hiệu trưởng và kế toán của trường nơi bạn công tác thì được trả lời là đúng và làm theo thông tư liên tịch số 68/2011. Theo pháp luật hiện hành , thông tư liên tịch số 68/2011 đã hết hiệu lực và được thay thế bời Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH sửa đổi 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH , đối tượng của Thông tư liên tịch được quy định tại Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXHKhoản 1 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:“Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật)”.

Vậy, bạn là giáo viên mầm non sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư này , hiệu trưởng trả lời bạn như vậy là sai.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua 1900.0191. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group