1. Tư vấn người nước ngoài mua đất tại Việt Nam ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Giám đốc công ty tôi là người nước ngoài muốn mua mua căn nhà mặt phố để làm văn phòng kinh doanh.
Vậy Luật sư cho tôi biết là Giám đốc tôi có đủ điều kiện để mua căn nhà này không?
Trân trọng cảm ơn.
 

>> Luật sư tư vấn luật đất đai gọi số:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 159 Luật nhà ở năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2015 quy định về đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam như sau:

“Điều 159. Đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài

1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.”

Như vậy, giám đốc công ti bạn có thể căn cứ vào quy định trên để xem mình có thuộc đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam hay không. Và muốn sở hữu nhà tại Việt Nam thì Giám đốc công ti bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

“Điều 160. Điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.

2. Đối với tổ chức nước ngoài quy định tại điểm b khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1 Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn trực tiếp qua tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191 của công ty hoặc đến trực tiếp văn phòng ông ty để được trao đổi cụ thể, chi tiết hơn. Trân trọng./.

2. Người nước ngoài có được mua đất ở để tự xây dựng không ?

Chào Luật sư của LVN Group, cho tôi được tư vấn về sở hữu nhà ở của người nước ngoài. Người nước ngoài này không có quan hệ với người Việt Nam muốn mua đất do chủ đầu tư bán rồi sau đó tự mình xây dựng nhà ở có được không? Nếu không thì căn cứ ở đâu?
Cảm ơn!

Người nước ngoài có được mua đất ở để tự xây dựng không ?

Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Hiện nay, các đối tượng được sử dụng đất tại Việt Nam được quy định tại Luật Đất đai năm 2013. Trong đó, đối với đối tượng cá nhân, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận hai đối tượng là cá nhân trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Điều này được quy định chi tiết tại Điều 5 Luật đất đai năm 2013 như sau:

Điều 5. Người sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Như vậy, cá nhân người nước ngoài không được quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Mặc dù người nước ngoài không được sử dụng đất tại Việt Nam song họ vẫn được pháp luật Việt Nam cho phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo diện nhà ở thương mại. Nếu quý khách có nhu cầu muốn mua nhà ở tại Việt Nam, quý khách có thể liên hệ với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tại Việt Nam để được sở hữu nhà ở hợp pháp tại Việt Nam.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại: 1900.0191 để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Tư vấn người nước ngoài có được mua đất ở Việt Nam?

Xin chào Luật sư! Hiện nay tôi có câu hỏi thắc mắc mong các Luật sư của LVN Group giải đáp và tư vấn. Người nước ngoài có được mua nhà đất tại Việt Nam không? Và thủ tục để người nước ngoài mua nhà đất như thế nào? Trong trường hợp 2 người nước ngoài chung tiền mua nhà đất tại Việt Nam thì có quy định nào không?
Mong các Luật sư của LVN Group tư vấn giúp ạ, Xin cảm ơn!
Người gửi: X.N

>> Luật sư tư vấn pháp luật đất đai, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chế độ sở hữu đất đai, nhà ở được quy định khác nhau trong pháp luật của từng quốc gia. Ở Việt Nam, Luật Đất đai khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Người sử dụng đất quy định tại điều 5 Luật đất đai năm 2013 của Việt Nam bao gồm:

“Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.”

Như vậy theo quy định trên thì người nước ngoài không được phép nhận quyền sử dụng đất tại Việt Nam. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc qua Tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191.

4. Kiều bào tiếc vì không được mua đất cá nhân ?

Chỉ được mua một căn nhà hoặc đất trong dự án của các đơn vị có chức năng kinh doanh bất động sản, nhiều kiều bào tỏ ra thất vọng vì không được tự do sở hữu nhiều bất động sản như đất đai, nông trại tại Việt Nam.

Ngày 22/9, hơn 200 Việt kiều tại TP HCM đã đến dự buổi tọa đàm hướng dẫn, giải đáp về việc sở hữu, sử dụng đất và nhà ở cho kiều bào và thân nhân. Chương trình do Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài tại TP HCM phối hợp Sở Xây dựng, Sở Tư pháp và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố đồng tổ chức.

Tại buổi tọa đàm, hàng chục câu hỏi liên quan đã được đặt ra, trong đó, nhiều người cho hay họ cảm thấy hụt hẫng vì pháp luật Việt Nam quy định Việt kiều chỉ được mua nhà hoặc đất trong dự án của các đơn vị có chức năng kinh doanh bất động sản, mà không được phép mua đất cá thể.

Ông Ngô Thái Hùng, Việt kiều Mỹ thắc mắc với các cơ quan chức năng: “Tôi có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về cư trú và quốc tịch, tôi muốn mua một căn nhà tại TP HCM và vài mẫu đất để làm nông trại tại Đà Lạt, pháp luật có cho phép hay không?”.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Ông Hùng giải thích, nhà tại Sài Gòn là chốn đi về gợi nhớ một thời ông từng sinh sống nhưng lại quá nóng bức. Ở tuổi về hưu, ông vẫn mong có một nông trại không khí trong lành, vừa trồng trọt, chăn nuôi theo ý mình cho thoải mái. Sau khi đi khảo sát thực địa và thăm dò nhiều nơi, ông định mua một khu đất tại Đà Lạt để làm nông trại.

Tuy nhiên, khi được ban tổ chức trả lời Việt kiều chỉ được phép mua một căn nhà, không được phép mua đất nông nghiệp hoặc có thêm bất động sản thứ hai thì ông Hùng tỏ ra thất vọng. “Nếu không được phép mua đất làm nông trại thì về Việt Nam sẽ buồn lắm, có lẽ tôi phải cân nhắc lại quyết định trở về quê hương vì ở Mỹ muốn mua bao nhiêu bất động sản cũng được”.

Một Việt kiều Đức gửi câu hỏi đến ban tổ chức: “Tôi được cha mẹ cho một mảnh đất tại Việt Nam, vậy tôi có được phép sở hữu bất động sản này hay không và phải làm các thủ tục gì?”.

Phó giám đốc Sở Tư pháp TP HCM Ung Thị Xuân Hương giải đáp, đầu tiên phải xét đến yếu tố cư trú và quốc tịch của kiều bào đã đủ điều kiện được sở hữu nhà hay chưa. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Việt kiều chỉ có thể được sở hữu nhà hoặc đất trong dự án do đơn vị có chức năng kinh doanh phát triển bất động sản bán. Đối với đất cá thể, tư nhân, đất nông nghiệp không có chức năng để ở thì kiều bào không được phép sở hữu hay mua. Tuy nhiên, nếu trên khu đất có kèm theo nhà, giấy tờ nhà đất xác nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Việt kiều vẫn có thể được sở hữu.

Tại buổi toạ đàm, nhiều kiều bào cho hay họ có đôi chút tiếc nuối vì không được sở hữu nhiều bất động sản tại quê hương. Bởi lẽ, ở các nước khác như: Mỹ, Canada, Pháp… nhà nước không giới hạn số lượng nhà đất dù là người trong hay ngoài nước.

Phó giám đốc Sở Xây dựng TP HCM Nguyễn Văn Hiệp nhận xét, dù Nghị định 71 đã có một số điều khoản mở, cho phép kiều bào được mua và sở hữu nhà, giải quyết vướng mắc của kiều bào về thủ tục mua nhà tại Việt Nam, nhưng việc hạn chế số lượng nhà cũng khiến nhiều người hụt hẫng. “Kiều bào cũng có những mong muốn như người Việt trong nước. Ai cũng quan niệm nếu có khả năng tài chính thì mua được càng nhiều nhà càng tốt. Tuy nhiên, luật chỉ mở có chừng mực, không thể mở toang”, ông nói.

Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP HCM (thuộc Sở Tài nguyên Môi trường) Phạm Ngọc Liên cho rằng, nhiều kiều bào vẫn còn thiếu thông tin về các quy định được sở hữu, thừa kế, mua nhà tại Việt Nam. Chính vì vậy, ông Liên đề nghị Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP HCM cần phối hợp cùng các sở ngành liên quan để thực hiện cẩm nang cung cấp thông tin pháp lý hỗ trợ tốt hơn cho bà con.

(MINH KHUE LAW FIRM: Biên tập.)

>> Tham khảo dịch vụ: Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án

5. Người Việt Nam ở nước ngoài có được mua đất gắn liền nhà ở tại Việt Nam không ?

Chào quý Luật sư của LVN Group, Tôi là người Việt Nam hiện đang định cư tại Đức. Năm 2004 tôi có về nước và mua một phần đất gắn liền với nhà ở cuả gia đình ông A, hợp đồng mua, bán đất có chứng thực của Ủy ban nhân dân phường nơi có đất.
Nay tôi về nước để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì tôi đã nghỉ hưu và muốn về Việt Nam hưởng tuổi già. Tuy nhiên, khi tôi đi làm thủ tục cấp sổ đỏ thì được trả lời là tôi không thuộc diện được mua đất tại Việt Nam nên không được cấp sổ.
Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi phòng tài nguyên môi trường trả lời tôi như vậy là đúng hay sai?
Trân trọng cám ơn.

Người Việt Nam ở nước ngoài có được mua đất gắn liền nhà ở tại Việt Nam không ?

Luật sư tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Căn cứ theo quy định tại điều 186;Luật đất đai năm 2013 quy định đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua đất gắn liền với nhà ở tại Việt Nam như sau:

“Điều 186. Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng.

3. Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam quy định tại Khoản 1 Điều này thì người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế theo quy định sau đây:

a) Trong trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

b) Trong trường hợp tặng cho quyền sử dụng đất thì người được tặng cho phải là đối tượng được quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều 179 của Luật này và phù hợp với quy định của pháp luật về nhà ở, trong đó người nhận thừa kế được đứng tên là bên tặng cho trong hợp đồng hoặc văn bản cam kết tặng cho;

c) Trong trường hợp chưa chuyển nhượng hoặc chưa tặng cho quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

4. Trường hợp trong số những người nhận thừa kế có người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam còn những người khác thuộc diện được nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà chưa phân chia thừa kế quyền sử dụng đất cho từng người nhận thừa kế thì những người nhận thừa kế hoặc người đại diện có văn bản ủy quyền theo quy định nộp hồ sơ về việc nhận thừa kế tại cơ quan đăng ký đất đai để cập nhật vào Sổ địa chính.

Sau khi giải quyết xong việc phân chia thừa kế thì cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì phần thừa kế được giải quyết theo quy định tại Khoản 3 Điều này.

5. Người nhận thừa kế trong các trường hợp quy định tại Điểm c, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này được ủy quyền bằng văn bản cho người trông nom hoặc tạm sử dụng đất và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan”.

Theo quy định trên thì pháp luật cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua đất gắn liền với nhà ở tại Việt Nam nếu người đó có nhu cầu về sống ổn định tại Việt Nam. Do đó, nếu tại thời điểm năm 2004 bạn mua đất nhằm mục đích sau này sẽ về sống ổn định tại Việt Nam thì việc mua đất là hoàn toàn hợp pháp ( có giấy tờ chứng minh). Do đó, nếu phòng tài nguyên và môi trường từ chối cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bạn trong trường hợp này là không có căn cứ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật LVN Group