Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn luật lao động của Công ty Luật LVN Group. 

Tổng đài Luật sư của LVN Group trực tuyến gọi: 1900.0191.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi vào chuyên mục của chúng tôi, câu hỏi của bạn được trả lời như sau:

Căn cứ điều 156 Bộ luật lao động năm 2012: “Điều 156. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai

Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Thời hạn mà lao động nữ phải báo trước cho người sử dụng lao động tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.”. Như vậy, nếu lao động nữ mang thai có xác nhận của cơ sở khám bệnh sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động. Do đây là quyền của lao động nữ mang thai, cho nên bạn sẽ chỉ cần báo nghỉ, hoặc viết đơn báo tạm hoãn hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động. Đây là quyền của người lao động nữ mang thai, không phải là thỏa thuận nên sẽ không phải là hợp đồng.

Bạn bắt buộc phải báo trước cho người sử dụng lao động biết. Bạn cần lưu ý về thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động. Thời hạn báo trước sẽ căn cứ vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

Dưới đây là mẫu đơn tạm hoãn hợp đồng lao động:

Tên đơn vị cấp trên………………

Tên đơn vị:………………………

Số:………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày …… tháng …… năm…………

THỎA THUẬN TẠM HOÃN

THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

– Căn cứ Quyết định số:……….ngày………….của………… về việc thành lập đơn vị;

– Căn cứ Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động, Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định số 44/NĐ-CP ngày 9-5-2003.

– Căn cứ hợp đồng lao động giữa……….. (tên đơn vị) và ông (bà)……….. ký ngày…………..;

– Xét đơn xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động ngày……….. của ông (bà)……………..  (chức danh, phòng ban đang công tác).

THỎA THUẬN

Điều 1: Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động giữa…………… (tên đơn vị) và ông (bà)………….ký ngày…………… kể từ ngày…………đến hết ngày………………….ông (bà) ……………..có trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm, tài liệu có liên quan theo sự chỉ đạo của ông (bà) Trưởng phòng ……………….(nơi người lao động đang công tác).

Điều 2: Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà) ……………. không được hưởng lương, BHXH, BHYT và các chế độ khác từ………… (tên đơn vị) …………(tên đơn vị) có trách nhiệm thanh toán tiền lương và các chế độ khác đối với ông (bà)………………đến hết ngày……………(1 ngày trước ngày tạm hoãn hợp đồng lao động).

Điều 3: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, ông (bà)…………… phải có mặt tại…………….(tên đơn vị). Trong trường hợp quá 5 ngày kể từ ngày hết hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, ông (bà) không có mặt tại …………(tên đơn vị) mà không có lý do chính đáng thì xử lý với hình thức sa thải theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật lao động.

Điều 4: Hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động,………. (tên đơn vị) có trách nhiệm sắp xếp việc làm đối với ông (bà)……………phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh và nhu cầu cán bộ của…………. (tên đơn vị). Trong trường hợp ông (bà) ……………không đồng ý với sự phân công của ………….(tên đơn vị), hai bên thực hiện chấm dứt HĐLĐ.

NGƯỜI LAO ĐỘNG                                                 NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group