1. Đối với người tới tuổi hưu vẫn ký tiếp HĐLĐ với cty sẽ không tham gia BHXH nữa, vậy NLĐ này có được tăng lương theo thang lương nữa không? và thời hạn HĐ là bao lâu? nếu qua 2 lần ký HĐ có xác định thời hạn thì lần thứ 3 có được ký HĐ không xác định thời hạn không?

2. Đối với người LĐ làm 1 lúc 2 cty và tham gia BHXH bên cty kia thì HĐLĐ có khác với người LĐ tham gia BHXH bên cty tôi không? 

3. Khi có quyết định tăng lương cho người LĐ, có phải làm thêm phụ lục hợp đồng lao động không?

4. Về địa điểm làm việc nếu người LĐ làm ở dự án thì tôi ghi rõ địa chỉ cty và mở ngoặc điền thêm thông tin là (theo sự điều động của trưởng phòng) như vậy có đúng không?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group

Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này

Kính thư!

Người gửi: Phan Huong

>>Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7)gọi:  – 1900.0191

Tư vấn soạn thảo hợp đồng lao động?

Tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn luật lao động trực tuyến

Trả lời:

Chào bạn, Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2012

Nội dung phân tích:

Thứ nhất, về việc ký kết hợp đồng với người lao động cao tuổi:

Việc sử dụng người lao động cao tuổi quy định tại Điều 167 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

” Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi

1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.”

Về hình thức hợp đồng được quy định tại Điều 22 Bộ luật này như sau:

” Điều 22. Loại hợp đồng lao động

….

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng.

Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.”

Về chế độ làm việc cho người lao động về hưu được quy định tại Điều 166 Bộ luật lao động như sau:

” Điều 166. Người lao động cao tuổi

….

2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.”

Như vậy, khi hết HĐLĐ xác định thời hạn lần hai công ty phải ký hợp đồng không xác định thời hạn với người lao động. Chế độ lương, tăng lương đối với người lao động này được quy định tại Điều 167 Bộ luật lao động như sau:

” Điều 167. Sử dụng người lao động cao tuổi

1. Khi có nhu cầu, người sử dụng lao động có thể thoả thuận với người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới theo quy định tại Chương III của Bộ luật này.

2. Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động.

3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động cao tuổi, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khoẻ của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.”

Như vậy, việc trả lương cho người lao động cao tuổi phụ thuộc vào sự thỏa thuận theo hợp đồng

Thứ hai, Về nội dung hợp đồng lao động:

Trong khi người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội tại công ty thứ nhất thì trong HĐLĐ thứ hai ngoài những nội dung cơ bản của HĐLĐ nói chung cần nêu rõ nội dung người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty khác. Theo đó, số tiền đóng bảo hiểm xã hội sẽ được trả cho người lao động

Thứ ba, Về quyết định tăng lương:

Quyết định tăng lương bạn soạn thảo theo quy định của việc soạn thảo văn bản hành chính. Mẫu quyết định tăng lương bạn tham khảo TẠI ĐÂY. Việc tăng lương có thể được thỏa thuận trực tiếp trong hợp đồng hoặc trong phụ lục hợp đồng theo quy định của pháp luật khi ký kết hợp đồng lao động. 

Thứ tư, Về việc làm việc theo dự án:

Người làm việc theo dự án điều động của công ty cần được đảm bảo quyền lợi theo quy định của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, địa điểm làm việc và chế độ lương. Người lao động và người sử dụng lao động có thể ký kết hợp đồng mới tùy vào tính chất công việc và thời gian làm việc. Như vậy, Bạn hoàn toàn được phép ghi như vậy trong HĐLĐ nếu đảm bảo được quyền lợi của người lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG

—————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật về thuế;
2.Tư vấn đăng ký chất lượng hàng hóa;
3. Dịch vụ kê khai báo cáo thuế hàng tháng;
4. Kế toán thuế cho doanh nghiệp mới thành lập;
5. Tư vấn pháp luật thương mại quốc tế và thuế;
6. Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật thường xuyên;
7. Dịch vụ kế toán thuế thường xuyên cho doanh nghiệp;
8. Luật sư tư vấn pháp luật Tài Chính, Thuế và Ngân Hàng