Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn Luật doanh nghiệp của công ty luật LVN Group.
Tư vấn Luật doanh nghiệp gọi:1900.0191
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật LVN Group, câu hỏi của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ:
Luật doanh nghiệp năm 2014;
Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014;
Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên là hình thức tái cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua hoạt động chuyển đổi loại hình hoạt động công ty từ Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên. Chủ sở hữu công ty chỉ được chuyển đổi công ty khi đã góp đủ số vốn vào công ty như đã cam kết. Về hình thức chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên có thể thực hiện theo các cách sau:
– Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác; hoặc
– Công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác.
Hồ sơ chuyển đổi công ty, bộ hồ sơ gồm:
– Quyết định của Chủ sở hữu công ty về thay đổi đăng ký (nếu có) và chuyển đổi Công ty;
– Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng cho một phần quyền sở hữu của công ty đối với trường hợp Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần sở hữu của mình tại công cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức;
– Giấy đề nghị chuyển đổi + thay đổi đăng ký (trong trường hợp có thay đổi nội dung đăng ký );
– Điều lệ Công ty TNHH hai thành viên;
– Danh sách thành viên sáng lập;
– Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân sau của thành viên mới: (i) Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam, (ii) Hộ chiếu Việt Nam, Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài, (iii) Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, (iv) Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam;
– Ban sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại nêu trên đối với người đại diện theo ủy quyền và Quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên là pháp nhân;
– Các giấy tờ liên quan khác.
Để chuyển trụ sở kinh doanh : ( Khoản 2 Điều 48 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp)
1. Thực hiện chốt thuế ở chi cục thuế nơi có trụ sở hoạt động cũ của doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp cần gửi thông báo về việc chuyển trụ sở đến cơ quan thuế quản lý ở trụ sở cũ.
– Lập quyết toán thuế và thanh toán các khoản thuế cần phải nộp.
Cần lưu ý là bạn phải thanh toán hết các khoản thuế ở cơ quan quản lý thuế cũ, đưa tất cả các khoản nợ và số dư về 0 để cơ quan thuế ở trụ sở mới xác nhận và tiếp nhận. Nếu công ty bạn không trốt hết thuế sẽ rất khó nhận được tiếp nhận của cơ quan thuế ở trụ sở mới.
– Lấy giấy xác nhận và quyết định tiếp nhận thuế tại cơ quan thuế ở trụ sở mới .
2. Sau đó nộp hồ sơ chuyển trụ sở kinh doanh tại sở kế hoạch và đầu tư nơi chuyển trụ sở mới đến. Hồ sơ gồm có:
– Thông báo thay đổi trụ sở công ty.
– Thông báo thay đổi thông tin đăng kí thuế.
– Điều lệ công ty đã sửa đổi
– Danh sách thành viên
– Biên bản họp của hội đồng thành viên
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn Pháp luật Doanh nghiệp