1. Thủ tục đăng ký bản quyền ca khúc tự sáng tác
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Câu hỏi của bạn xin được tư vấn như sau:
1. Cơ sở pháp luật:
Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
Nghị định 22/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2005 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2009 VỀ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN;
Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;
Thông tư Số: 211/2016/TT-BTCcủa Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan;
2. Nội dung phân tích:
Trường hợp của bạn là đăng kí quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc. Tác phẩm do bạn sáng tác và không có một tổ chức cá nhân nào khác giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với bạn sáng tác thì bạn là tác giả và cũng là chủ sở hữu quyền tác giả. Thủ tục đăng kí như sau:
1. Người nộp và cách thức nộp hồ sơ: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cư trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện.
Theo như điều kiện của bạn, bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện đến các địa chỉ sau:
– Phòng Thông tin Quyền tác giả, Cục Bản quyền tác giả: Ngõ 151 Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội.
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.
– Văn phòng Đại diện Cục Bản quyền tác giả tại TP. Đà Nẵng: 58 Phan Chu Trinh, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cư trú hoặc có trụ sở là nơi tiếp nhận đơn và chuyển về Cục Bản quyền tác giả xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
2. Hồ sơ đăng ký quyền tác giả bao gồm:
a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả
Sử dụng Mẫu số 1: Tờ khai đăng kí quyền tác giả.
Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn. Lưu ý cần đọc kỹ hướng dẫn ghi thông tin sau mỗi tờ khai.
b) 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả.
01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.
c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.
3. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 100 nghìn đồng đối với các tác phẩm âm nhạc. Mức thu quy định này áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả lần đầu. Bạn có thể gửi khoản phí này kèm hồ sơ đăng kí.
Hi vọng những thông tin tham khảo như trên có thể phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn. Trân trọng./
2. Bảo hộ bản quyền đối với tác phẩm dịch
Khi các nhà xuất bản trong nước muốn dịch các tác phẩm best seller trên thế giới ra tiếng Việt, họ cần phải làm việc với chủ sở hữu tác phẩm gốc để đàm phán, ký kết hợp đồng dịch thuật.
Chỉ khi chủ sở hữu tác phẩm gốc đồng ý cho các nhà xuất bản Việt Nam dịch ra tác phẩm ra tiếng Việt thì tác phẩm dịch mới trở thành hợp pháp và được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
3. Tư vấn thủ tục đăng ký, chuyển nhượng và xử lý tranh chấp bản quyền ?
Chúng tôi có 1 số thắc mắc về vấn đề bảo hộ bản quyền:
1. Chúng tôi cần những giấy tờ gì để chứng minh và bảo hộ bản quyền trên mạng khi có tranh chấp? Hiện nay, việc bảo hộ bản quyền trên môi trường mạng chưa được thực hiện chặt chẽ. Rất nhiều nội dung có bản quyền trên mạng vẫn bị các trang khác như zing, soha, clip, pub, fshare, 4share… lấy mà không xin phép. Ngoài ra còn có rất nhiều nội dung có bản quyền bị đăng tải lên Youtube. Vậy làm thế nào để bảo hộ bản quyền hiệu quả? Việc bảo hộ film, TV show và MV ca nhạc có gì khác nhau hay không?
2. Công ty chúng tôi mua rất nhiều nội dung có bản quyền ở nước ngoài. Vậy cần tiến hành những thủ tục gì khi chuyển nhượng bản quyền?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group,
Người gửi: Ngọc Khanh Nguyễn
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191
Thủ tục đăng ký, Chuyển nhượng bản quyền tác giả
Trả lời:
1. Đối tượng mà quý khách muốn được bảo hộ đó là quyền sở hữu quyền tác giả đối với các các chương trình như film, TV show và mv ca nhạc mà công ty sản xuất và phát sóng. Film, TV show và mv ca nhạc được coi là thuộc loại hình tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự tác phẩm điện ảnh bởi film, TV show, mv ca nhạc đều phải xây dựng theo thứ tự và phương pháp như một tác phẩm điện ảnh, nó đều phải có kịch bản, được dựng hình và thu âm ghi hình theo kịch bản đã biên kịch sẵn. Mặt khác, loại hình tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự tác phẩm điện ảnh là một trong những loại hình tác phẩm thuộc đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
Trong trường hợp tác phẩm do công ty sản xuất, để được nhà nước bảo hộ, công ty cần phải đăng ký quyền tác giả tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả để được xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Sau khi đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, công ty có thể khởi kiện đến tòa án khi có những hành vi vi phạm quyền tác giả đã được quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ:
“Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
2. Mạo danh tác giả.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”
Các hành vi như của các trang web như zing, soha, pub… đăng tải những nội dung mà công ty đã có giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả hoặc những tác phẩm công ty là chủ sở hữu quyền tác giả mà không xin phép bị coi là xâm phạm quyền tác giả, nếu công ty khởi kiện, sẽ được Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Về việc chuyển nhượng bản quyền ở nước ngoài, công ty cũng phải giao kết dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản tương tự như việc chuyển nhượng bản quyền ở trong nước. Tuy nhiên, cần phải lưu ý vấn đề áp dụng pháp luật nước nào để điều chỉnh hợp đồng chuyển nhượng này, công ty tham khảo Điều 769, Điều 770 về cách chọn luật áp dụng:
“Điều 769. Hợp đồng dân sự
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác.
Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 770.Hình thức của hợp đồng dân sự
1. Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam.
2. Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”
Sau khi quyền tác giả được chuyển nhượng, tác phẩm thuộc đối tượng chuyển nhượng được pháp luật Việt Nam bảo hộ theo Điều ước về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Trân trọng./.
4. Phân tích vấn đề thực thi bản quyền ở Việt nam
Một trong những vấn nạn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hiện nay đó chính là tình trạng vi phạm bản quyền. Không những ảnh hưởng đến quyền lợi của tác gỉả và chủ sở hữu, sự phát triển kinh tế của quốc gia mà nghiêm trọng hơn sự xâm phạm bản quyền còn gây ra một cái nhìn thiếu thiện cảm về hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.
Điển hình như vụ tổ chức New Open World từng gạt tên Việt Nam ra khỏi danh sách bình chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới do một số trang web tại Việt Nam vi phạm bản quyền logo, giao diện và nội dung.
>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu Trí tuệ qua điện thoại (24/7) gọi số: 1900.0191
Luật sư Lê Minh Trường tham gia chương trình 60 phút mở trên VTV6
Hay vụ công ty TNHH NetResult (do liên đoàn bóng đá giải ngoại hạng Anh ủy quyền đề bảo vệ tất cả vấn đề có liên quan đến sở hữu trí tuệ của giải bóng đá này trên Internet) khiều nại việc các trang web bongdaso.com, tamtay.vn, Zing.vn, Wethethao.vn, Vnmedia.vn, Clip.vn và Baobongda.com.vn đã đăng tải và cung cấp những video clip các trận bóng đá mà không được sự đồng ý của Liên đoàn Bóng đá giải ngoại hạng Anh.
Rõ ràng, những hệ quả đáng tiếc như vậy sẽ khó xảy ra nếu chúng ta làm tốt khâu thực thi bản quyền.
Để có một cơ chế hiệu quả cho việc thực thi bản quyền trước hết cần phải có những biện pháp bảo hộ thích hợp. Mục tiêu quan trọng nhất của những biện pháp này là nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm, tịch thu những bản sao vi phạm, thiết bị tái bản và các phương tiện khác được sử dụng cho những vi phạm sau này.
Đặc biệt, chủ thể quyền có thể được cấp lệnh cấm tạm thời để ngăn chặn hành vi vi phạm hay tiếp tục vi phạm. Các tòa án cũng có thể yêu cầu việc tìm kiếm, bắt giữ và tịch thu tạm thời những bản sao tác phẩm bị coi là phi pháp và những đối tượng được bảo hộ khác. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng các biện pháp dân sự hoặc hình sự như là những chế tài hiệu quả cho công tác thực thi bản quyền.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn cho mình một giải pháp đơn giản hơn nhưng cũng không kém phần hiệu quả đó là tìm đến với CIS. Tại đây với sự trợ giúp của các Luật sư của LVN Group giàu kinh nghiệm và kỹ năng pháp lý chuyên nghiệp bạn sẽ giải quyết được những khó khăn và vướng mắc của mình trong công tác thực thi bản quyền. Với CIS bạn sẽ yên tâm hơn để tiếp tục đầu tư cho những thành quả sáng tạo mới của mình mà sẽ không phải lo ngại về vấn đề hậu đăng ký bản quyền.
Các đối tác được banquyen.net bảo vệ bằng các biện pháp thực thi hữu hiệu:
– Hiệp Hội công nghiệp ghi âm Việt Nam chống lại liên minh Nokia – FPT trong việc xâm phạm bản quyền âm nhạc.
– Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam trong việc chống lại cỗ máy tìm kiếm khổng lồ Google.
– Ca sỹ Lâm Thái Uyên
– Ca sỹ Tim …
5. Thời hạn bảo hộ tác phẩm âm nhạc
Trả lời:
Căn cứ vào Điều 14 và Khoản 2 Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:
Điều 14. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Khoản 2 Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang có ý định sử dụng những tác phẩm nhạc không lời. Các bài nhạc không lời là tác phẩm âm nhạc, là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo Điểm d Khoản 1 Điều 14. Các bản nhạc không lời này sẽ được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết. Vì vậy, dù theo thông tin bạn cung cấp, các tác giả các bài nhạc bạn định sử dụng đã qua đời nhưng tác phẩm của họ vẫn được bảo hộ trong vòng 50 năm tiếp theo kể từ năm họ mất. Đề sử dụng hợp pháp các bản nhạc đó, bạn cần phải xác định xem thời hạn bảo hộ đã hết chưa, nếu chưa vẫn phải xin phép người thừa kế hợp pháp của họ, nếu thời hạn bảo hộ đã hết bạn có thể sử dụng mà không cần xin phép. Tuy nhiên, nếu những bản nhạc bạn dùng là bản nhạc được ghi âm hoặc ghi hình hợp pháp thì bạn cần chú ý xin phép chủ sở hữu của các bản ghi âm, ghi hình đó nữa.
Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.