Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật sở hữu trí tuệcủa Công ty Luật LVN Group.

Tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của gốm sứ ?

Tư vấn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của gốm sứ   1900.0191

Trả lời:
Để trả lời câu hỏi trên của quý khách tôi xin căn cứ vào các điều luật sau đây:

– Khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ quy đinh về khái niệm kiểu dáng công nghiệp:

“Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”

– Khoản 1 Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ quy định về quyền đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

“1. Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:

a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;

b) Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định tại khoản 2 Điều này.”

Đối chiếu vào trường hợp của quý khách, quý khách muốn đăng ký sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp đối với những sản phẩm là ấm, chén, bát, đĩa và hoa văn trên sản phẩm, những sản phẩm này được thể hiện bằng sự kết hợp giữa hình khối, đường nét và màu sắc – sự thể hiện này được gọi là kiểu dáng công nghiệp theo quy định trên của pháp luật. Và nếu qúy khách là chủ thể tạo ra kiểu dáng công nghiệp bằng công sức và chi phí của mình thì quý khách có quyền được đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Sau khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nếu quy khách đã được chứng nhận quyền sở hữu về kiểu dáng công nghiệp đối với những sản phẩm trên tức là những sản phẩm đó được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu đối với kiểu dáng công nghiệp cho quy khách và hành vi sản xuất sản phẩm tương tự về kiểu dáng và cách trang trí và có sự khác biệt nhỏ về kích thước bị coi là hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 126 “Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí: Sử dụng sáng chế được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó, thiết kế bố trí được bảo hộ hoặc bất kỳ phần nào có tính nguyên gốc của thiết kế bố trí đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu;….”. Bởi, sự khác nhau không nhiều về kích thước không thể là sự khác biệt đáng kể trong tổng thể kiểu dáng, cách trang trí, màu sắc của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ. Và khi có hành vi xâm phạm đến quyền hợp pháp đương nhiên quý khách có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án cấp huyện tại nơi cơ sở có hành vi vi phạm đặt trụ sở chính bảo về quyền hợp pháp của mình.

Ý kiến trả lời bổ sung:

Điều 4, khoản 13 Luật sở hữu trí tuệ 2005: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. Theo quy định này, các sản phẩm của bạn như ấm, chén, bát, đĩa và hoa văn trên sản phẩm được xác định là kiểu dáng công nghiệp.

Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 về căn cứ phát sinh, xác lập sở hữu trí tuệ: “quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký”. Khác với quyền tác giả phát sinh từ khi tác phẩm được ra đời và không phải đăng ký bảo hộ, quyền sở hữu công nghiệp phải đăng ký bảo hộ thì mới được Nhà nước bảo đảm các quyền và lợi ích đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu…

Do vậy, các sản phẩm của bạn phải đăng ký cấp văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp tại cục Sở hữu trí tuệ thì mới có thể được Nhà nước bảo hộ khi các cơ sở làng nghề khác có các sản phẩm tương tự như sản phẩm của bạn.
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư của LVN Group Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật LVN Group