Tôi đã được đưa đi cấp cứu và tiến hành mổ, vết thương cũng đã lành. Trong quá trình đi làm tôi cũng đã đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Vậy cho tôi hỏi Luật sư với trường hợp của tôi, tôi sẽ được hưởng những quyền lời gì ?. Tôi được biết trường hợp của tôi phải đi giám định tỉ lệ suy giảm khả năng lao động thì trình tự thủ tục thực hiện như thế nào? Rất mong công ty trả lời sớm giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: N.K.A

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụcTư vấn luật lao động của công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời: 

Đối với câu hỏi của bạn công ty Luật LVN Group xin được hỗ trợ bạn trả lời như sau:

1. Căn cứ pháp lý.

Luật lao động 2012

Luật bảo hiểm xã hội 2006.

Thông tư 07/2010/TT-BYT Hướng dẫn việc giám định mức suy giảm khả năng lao động của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

2. Nội dung trả lời: 

Trả lời câu hỏi bạn sẽ được hưởng quyền lợi gì thì sẽ căn cứ vào quy định tại điều 42, 43 luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định cụ thể như sau:

” Điều 42. Trợ cấp một lần

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau:

a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm tháng lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 tháng lương tối thiểu chung;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. 

Điều 43. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. 

Căn cứ vào điều 144 của luật lao động 2012 quy định cụ thể như sau:

” Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Như vậy đối với trường hợp của bạn thì người lao động ( tức là công ty của bạn) phải thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không năm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả, được trả đầy đủ tiền lương. Và tùy theo khả năng suy giảm khả năng lao động mà bạn sẽ được hưởng trợ cấp 1 lần hoặc trợ cấp hàng tháng.

Trả lời câu hỏi đối với trường hợp hồ sơ, thủ tục suy giảm khả năng lao động thì sẽ căn cứ vào quy định tại khoản 1 điều 5 Thông tư 07/2010 quy định cụ thể như sau.

” Điều 5. Hồ sơ giám định lần đầu

1. Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao  Biên bản tai nạn giao thông;

c) Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao) .

d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.

Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại điểm b, c, d Khoản 1, điều này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật về lao động và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group