1. Tư vấn thủ tục ly hôn khi vợ đang ở nước ngoài?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi muốn hỏi, bây giờ tôi muốn ly hôn mà vợ tôi hiện đang ở nước ngoài thì tôi phải làm những thủ tục gì, mất thời gian là bao lâu và án phí là bao nhiêu? Xin cảm ơn!

Người gửi: BBB

Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Về thủ tục ly hôn:

– Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.

2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.

5. Tranh chấp về cấp dưỡng.

6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

….3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Như vậy, với thông tin hiện tại chồng bạn đang ở nước ngoài, pháp luật xác định là vụ án này thuộc trường hợp “có đương sự ở nước ngoài” thì bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

– Hồ sơ chuẩn bị cần có:

+ Mẫu đơn xin ly hôn;
+ Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu);

+ Hộ khẩu (có Sao y bản chính).

+ Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn;

+ Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con);

+ Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản);

+ Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu;

+ Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn;

Sau khi tòa án nhận đơn và thụ lý, bạn yêu cầu vợ bạn bên nước ngoài gửi về Việt Nam đơn xin ly hôn vắng mặt, trong đơn phải thể hiện 4 nội dung chính: đồng ý ly hôn với người chồng tại Việt Nam; nguyện vọng, yêu cầu của con chung (nếu có); nguyện vọng, yêu cầu về tài sản (nếu có); và yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn vắng mặt. Đơn này phải có xác nhận của công chứng viên bên nước mà vợ bạn sinh sống, chữ ký của công chứng viên, sau đó gửi đến Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại nước mà vợ bạn đang sinh sống để hợp pháp hóa lãnh sự, xong rồi gửi về Việt Nam cho bạn.

Nếu vợ ban không về được Việt Nam để giải quyết ly hôn, sau khi nhận được đơn xin ly hôn vắng mặt của vợ bạn tòa án sẽ tiến hành đưa vụ án ra xét xử. Xét xử xong tòa án sẽ gửi bản án cho vợ bạn và hướng dẫn nếu đồng ý với bản án của Tòa thì làm đơn cam kết không kháng cáo. Đơn này cũng phải công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự như hướng dẫn trên đây. Tòa án sẽ cấp bản án ly hôn có hiệu lực pháp luật cho các đương sự sau khi nhận được đơn cam kết không kháng cáo của vợ bạn hoặc sau hai tháng, kể từ ngày gửi bản án cho vợ bạn (tính theo dấu bưu điện), trong trường hợp vợ bạn không làm đơn cam kết không kháng cáo.

Thời giangiải quyết ly hôn: từ 04 đến 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.

Về án phí: 300.000 đồng. Trong trường hợp có tranh chấp về tài sản, án phí được xác định theo Theo quy định tại Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án.

>> Xem ngay: Ly hôn đơn phương khi chồng đang ở nước ngoài?

2. Thủ tục ly hôn với chồng là người nước ngoài

Thân gửi Luật sư của LVN Group, em sinh năm 1991 và có chồng Malaysia tháng 08/2010. Đến 05/2015 do mâu thuẫn với gia đình chồng nên em về Việt Nam sống đến nay. Em hỏi chồng em tính thế nào thì bên đó họ im lặng, ly hôn cũng không và gàn gắn cũng không. Em đăng ký kết hôn tại Malaysia và ở bên đó gần 2 năm mới về Việt Nam nên không thông báo lên Sở Tư pháp hay địa phương em gì cả. Cho em hỏi nếu như sau này em gặp người khác yêu em và có ý tiến tới hôn nhân thì em được làm giấy đăng ký kết hôn với công dân Việt Nam hay nước khác không? Nếu em muốn ly hôn thì làm thế nào vì em đang ở Việt Nam và không muốn qua lại Malaysia nữa ?

Em rất mong được sự tư vấn của Luật sư của LVN Group. Trân trọng!

Luật sư tư vấn luật hôn nhân về quyền nuôi con khi ly hôn, gọi:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ vào điều 127 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

“Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Như vậy trường hợp này, bạn đã chuyển về Việt Nam sinh sống nên việc ly hôn có thể giải quyết tại Việt Nam.

Để đơn phương ly hôn, bạn cần thực hiện thủ tục như sau:

Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài:

+ Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp;

+ Giấy khai sinh của các con;

+ Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm:

· Bản sao chứng thực CMTND;

· Bản sao chứng thực hộ khẩu;

+ Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài:

· Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

· Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn do bên không có quốc tịch Việt Nam làm và thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự rồi chuyển về cho bên có quốc tịch Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn.

– Nơi nộp hồ sơ: TAND cấp tỉnh nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.

>> Xem ngay: Ly hôn đơn phương cần những thủ tục gì? Thời gian thực hiện thủ tục ly hôn mất bao lâu?

3. Tư vấn ly hôn với người nước ngoài?

Chào quý công ty, cho em xin tư vấn về ly hô : Em và chồng kết hôn ở An Giang. Chồng em là người Na-Uy. Vậy bây giờ em muốn làm thủ tục ly hôn tại thành phố Hồ Chính Minh có được không? Em và chồng đang sống ở nước ngoài nên có thể vắng mặt cả 2 người không? Mọi giấy tờ chúng em có thể ký và gửi Đại Sứ Quán Việt Nam tại nơi chúng em ở xác nhận có được không ?

Mong được sự tự vấn của anh/chị. Em cảm ơn!

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến,gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 127 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 về giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài áp dụng với trường hợp của bạn

“Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

hai vợ chồng bạn vẫn thường trú tại Việt Nam thì bạn có thể làm thủ tục ly hôn tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Và bạn phải nộp hồ sơ đến tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh – tòa án nhân dân thành phố trực thuộc trung ương.

Nếu cả vợ và chồng sống ở nước ngoài thì có thể ly hôn theo luật của nước sở tại. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì việc ly hôn bắt buộc Tòa án phải tổ chức hòa giải tại Tòa án và không được ủy quyền cho người khác (chỉ có thể ủy quyền giải quyết tranh chấp về tài sản và tranh chấp giành quyền nuôi con). Do vậy, nếu muốn ly hôn tại Việt Nam thì bắt buộc cả hai vợ chồng phải có mặt tại Việt Nam tại thời điểm giải quyết ly hôn khi tòa án triệu tập hợp lệ.

>> Xem ngay: Hướng dẫn cách viết đơn ly hôn đơn phương ?

4. Công dân Việt Nam làm thủ tục ly hôn với người nước ngoài đang sinh sống ở nước ngoài?

Thưa Luật sư. Tôi là người Việt Nam và đã kết hôn với người nước ngoài tại nước ngoài được 2 năm, hiện tại tôi đã trở về Việt Nam, và muốn xin ly hôn vì vợ chồng không hòa thụân, tôi có thể nộp đơn ly hôn tại Việt Nam không mà chồng tôi đang ở nước ngoài, tôi phải làm như thế nào để được ly hôn tại Việt Nam khỏi cần về bên nước ngoài để ly hôn? Cảm ơn Luật sư của LVN Group đã tư vấn!

Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi: 1900.0191

>> Trả lời:Nộp đơn ở đâu để được giải quyết ly hôn với người nước ngoài?

Căn cứ vào điều 127 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài nhưsau:

“Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Như vậy trường hợp này, bạn đã chuyển về Việt Nam sinh sống nên việc ly hôn có thể giải quyết tại Việt Nam.

Để đơn phương ly hôn, bạn cần thực hiện thủ tục như sau:

Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài:

+ Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp;

+ Giấy khai sinh của các con;

+ Giấy tờ của bên có quốc tịch Việt Nam gồm:

· Bản sao chứng thực CMTND;

· Bản sao chứng thực hộ khẩu;

+ Giấy tờ của bên có quốc tịch nước ngoài:

· Bản sao hộ chiếu hoặc visa đã được hợp pháp hóa lãnh sự;

· Đơn xin được vắng mặt trong toàn bộ quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án Việt Nam đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Đơn xin ly hôn: Đơn xin ly hôn do bên không có quốc tịch Việt Nam làm và thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự rồi chuyển về cho bên có quốc tịch Việt Nam ký. Về tài sản chung và con chung hai bên có thể tự thỏa thuận giải quyết hay yêu cầu tòa giải quyết và ghi rõ trong đơn xin ly hôn.

– Nơi nộp hồ sơ: TAND cấp tỉnh nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.

5. Thủ tục thuận tình ly hôn tại Việt Nam khi vợ chồng đều ở nước ngoài?

Thưa Luật sư, tôi ở Bắc Giang, tôi có điều muốn hỏi các anh chị trong công ty và nhờ anh chị tư vấn giúp. Vợ chồng tôi đang sống ở cộng hoà Séc. Nay chúng tôi tự nguyện ly hôn, vậy chúng tôi gửi đơn cho nhà nước sở tại nơi chúng tôi đang sống và làm việc họ có giải quyết cho không ? Hay là phải gửi đơn tới lãnh sự quán Việt Nma tại cộng Hòa Séc? Tôi xin chân thành cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân và gia đình gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014 về ly hôn có yếu tố nước ngoài:

“Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

Như vậy, thủ tục ly hôn của bạn sẽ giải quyết theo pháp luật Việt Nam và bạn có thể làm thủ tục xin ly hôn tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thường trú của bạn để giải quyết (Theo điểm c, khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Và theo quy định tại Điều 190Bộ luật tố tụng dân sự 2015về việc gửi đơn khởi kiện thì người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi đến Tòa án qua bưu điện.

Trước hết, bạn cần lưu ý đến các quy định về thủ tục xin ly hôn tại Việt Nam sau đây:

Theo quy định tại Điều 51 và Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn” và “Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

Tòa án xem xét, quyết định cho ly hôn khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: Tình trạng của vợ chồng trầm trọng; Đời sống chung không thể kéo dài; Mục đích của hôn nhân không đạt.

Do đó, nếu muốn ly hôn tại Việt Nam, bạn phải thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, đối với vấn đề Tòa án có được xét xử vắng mặt đương sự hay không, căn cứ khoản 16 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định rõ về quyền và nghĩa vụ của đương sự khi tham gia tố tụng, theo đó các đương sự có quyền và nghĩa vụ phải tham gia phiên toà và phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án và chấp hành các quyết định của toà án trong thời gian giải quyết vụ án. Trong một số trường hợp, nếu không thể tham gia phiên toà, các đương sự có thể cử người đại diện theo uỷ quyền tham gia phiên toà thay mặt cho mình.

Song, đối với vụ việc ly hôn, theo quy định tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng, cụ thể là:

“Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.”

Như vậy, bạn bắt buộc phải về Việt Nam để thực hiện các thủ tục xin ly hôn và tham gia phiên toà xử ly hôn mà không thể yêu cầu toà án xử vắng mặt được. Tuy nhiên, Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng quy định về một số trường hợp Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án khi đương sự vắng mặt. Trong trường hợp nguyên đơn vắng mặt tại phiên tòa và có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án. Như vậy, trong trường hợp không có điều kiện về Việt Nam, bạn hoặc chồng bạn vẫn có thể gửi đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn qua đường bưu điện và có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt.

>> Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn nơi giải quyết thuận tình ly hôn khi vợ chồng đang ở nước ngoài?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: [email protected] để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group