Ít lâu sau, mấy chị em tôi (hồi đó chưa đủ 18 tuổi)  đã phá cửa nhà vào ở và đến nay gia đình tôi vẫn  đang sống trên mảnh đất đó. Sau đó bố tôi có làm đơn lên UBND huyện, tỉnh khuyến cáo về việc các cán bộ ngân hàng đã tự ý mang đồ đạc nhà tôi đi. Hơn 10 năm nay, họ ko yêu cầu nhà tôi phải trả nợ. Nhưng mới đây, Ngân hàng Nông nghiệp lại có giấy gửi về nhà tôi và đòi khoản nợ gốc là 20 triệu, lãi tính là gần 80 triệu, tổng là gần 100 triệu. Vậy tôi xin hỏi, nhà tôi có phải trả khoản nợ trên không? Nếu trả có phải trả cả lãi không (Vì hơn 10 năm họ không thông báo trả nợ, đến nay lại đòi số tiền lãi nhiều như vậy). Nếu nhà tôi chỉ trả gốc thì có được trả lại sổ đỏ không? (Hiện nay sổ đỏ nhà tôi vẫn bị ngân hàng giữ). Mong Luật sư của LVN Group giải đáp giúp tôi.

Tôi xin cảm ơn !

Người gửi: Nguyễn TT,

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Công ty Luật LVN Group.

.Tư vấn thủ tục thu hồi nợ của ngân hàng?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:    1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn, Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Về vấn đề của bạn công ty xin giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ Luật Dân sự năm 2005

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN Về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Nghị định số 163/2005/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm ( sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 11/2012/NĐ-CP)

2. Nội dung phân tích:

Bố bạn là người vay tiền nên ông phải thực hiện nghĩa vụ của khách hàng vay quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 24 Quyết định 1627/QĐ-NHNN như sau:

” 2. Khách hàng vay có nghĩa vụ:

a) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;

b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích, thực hiện đúng các nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và các cam kết khác;

c) Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ vay và thực hiện các nghia vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.”

Bên cạnh đó, quyền của tổ chức tín dụng được quy định cụ thể tại điểm e khoản 1 Điều 25 Quyết định này như sau:

” e) Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thoả thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn;”

Như vậy, việc xử lý thu hồi nợ của ngân hàng đúng hay sai còn phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết giữa bố bạn với tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, nếu tài sản của gia đình bạn được coi là tài sản đảm bảo trong thỏa thuận với tổ chức tín dụng thì việc xử lý tài sản đảm bảo phải thực hiện theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo như sau:

” Điều 61. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ

1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ được lưu giữ tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm.

( sửa đổi tại Nghị định số 11/2012/NĐ-CP như sau:

” 16. Sửa đổi khoản 1 Điều 61 như sau:

“1. Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, người xử lý tài sản phải thông báo bằng văn bản về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm khác theo địa chỉ được bên bảo đảm cung cấp hoặc đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm” )

2. Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thì người xử lý tài sản có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

3. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:

a) Lý do xử lý tài sản;

b) Nghĩa vụ được bảo đảm;

c) Mô tả tài sản;

d) Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.

4. Trong trường hợp người xử lý tài sản không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này mà gây thiệt hại cho các bên cùng nhận bảo đảm trong giao dịch bảo đảm đã được đăng ký thì phải bồi thường thiệt hại.”

Về nghĩa vụ trả nợ:

Căn cứ quy định tại Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2005 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay thì:

” Điều 474. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

5. Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.”

Như vậy, trường hợp này có thể hiểu rằng đã đến hạn mà bên vay là bố bạn không trả hoặc trả không đầy đủ thì bố bạn phải trả cả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất do Ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Bạn cần liên hệ trực tiếp với tổ chức tín dụng mà bố bạn đã vay tiền tìm hiểu rõ về số nợ cũng như có thể gia hạn về thời gian trả nợ, thỏa thuận để tìm được hướng giải quyết phù hợp nhất.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn, xin đảm bảo tất cả những thông tin tư vấn hoàn toàn đúng theo tinh thần pháp luật. Chúng tôi rất mong nhận được hồi âm của bạn về vấn đề này và luôn sẵn sàng trao đổi những thông tin cần thiết. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty tư vấn của chúng tôi

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn luật dân sự – Công ty luật Minh KHuê