Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luật của Công ty Luật LVN Group.
Trả lời câu hỏi:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết môt số điều của Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp 2005, Luật Dân sự 2005.
2. Luật sư tư vấn:
Bạn hỏi về vấn đề uỷ quyền trong doanh nghiệp, để bạn nắm rõ vấn đề, tôi xin được nêu các quy định của pháp luật về vấn đề uỷ quyền như sau:
Hợp đồng ủy quyền là một dạng của hợp đồng dân sự, là văn bản pháp lý ghi nhận việc một bên (bên ủy quyền) giao cho một bên khác (bên nhận ủy quyền) thực hiện một hoặc một số công việc nào đó. Quy định về hợp đồng ủy quyền được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự.
Theo Bộ luật Dân sự, Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Một số quy định cơ bản
Về hình thức: Hợp đồng ủy quyền phải được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Trong một tổ chức/doanh nghiệp, việc ủy quyền có thể thực hiện mà không cần công chứng, chứng thực. Chẳng hạn giám đốc công ty có thể ủy quyền cho một nhân viên thay mặt mình tham dự một phiên tòa (mà công ty tham gia với tư cách là một đương sự, chẳng hạn như là nguyên đơn trong một vụ án đòi nợ). Khi đó, chỉ cần lập Giấy ủy quyền và đóng dấu công ty là được.
Về nội dung: nội dung ủy quyền phải bảo đảm nguyên tắc không được ủy quyền những công việc trái pháp luật. Ví dụ: không thể ủy quyền cho một người thay mặt mình đi mua bán hàng lậu với một đối tác khác.
Về thời hạn uỷ quyền: Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực 1 năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
Việc uỷ quyền lại: Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu. Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.
Ủy quyền của người đại diện theo pháp luật trong doanh nghiệp
Theo Điều 16 của Nghị định 102/2010/NĐ-CP, pháp luật quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải cư trú ở Việt Nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác để thực hiện quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:
a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp
b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty hợp danh quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
3. Trường hợp vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên công ty hợp danh cử người khác làm đại diện theo pháp luật của công ty.
Như vậy, Giám đốc công ty bạn có thể làm giấy uỷ quyền, hoặc hợp đồng uỷ quyền cho nhân viên nào mà Giám đốc công ty bạn lựa chọn, ghi rõ thông tin cá nhân của bên uỷ quyền, bên nhận uỷ quyền, trong nội dung uỷ quyền cần ghi rõ phạm vi uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền có chữ ký của hai bên (Giám đốc công ty bạn và người được uỷ quyền), sau đó đóng dấu công ty là được, không cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước, do đây là việc uỷ quyền trong nội bộ doanh nghiệp. Bân có thể tham khảo mẫu giấy ủy quyền của giám đốc trong ty cổ phần dưới đây: …. (trang 2)
Tham khảo mẫu sau:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–*****—–
GIẤY UỶ QUYỀN
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2005
Căn cứ Luật doanh nghiệp 2005;
Căn cứ vào Điều lệ hiện hành của Công ty cổ phần đầu tư và tư vấn xây dựng Việt Nam;
Căn cứ Quy chế Tổ chức và hoạt động của ……….. Nghị quyết số …/….. ngày …./…./….của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần ……….;
Căn cứ Quyết định số … ngày …/…/….. của Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần ……… về việc phân công, ủy quyền cho ……;
NGƯỜI UỶ QUYỀN: Ông (bà):………………………………………………………………….
Giám đốc ……………………………….. Công ty Cổ phần ………………….…….…..
Số CMTND: ………………….., ngày cấp ………….……, nơi cấp ……………..……
NGƯỜI NHẬN ỦY QUYỀN: Ông (bà):……………………………………………………….
Phó giám đốc …………………………… Công ty Cổ phần ……………………………
Số CMTND: ………..…., ngày cấp ………………..…, nơi cấp ………………………
Bằng giấy ủy quyền này Người Nhận uỷ quyền được quyền thay mặt Người Ủy quyền thực hiện các công việc sau:
Điều 1: Phân công và ủy quyền cho Ông/ Bà ….. – Phó Giám đốc …….như sau:
1. Được quyền quyết định và ký các văn bản quản lý phục vụ hoạt động của ………….. theo quy định tại các Khoản 1 Điều 13 Quy chế Tổ chức và hoạt động của ……………ban hành kèm theo Nghị quyết số …/….của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần ………….. (sau đây gọi tắt là Quy chế).
2. Được toàn quyền quyết định và ký kết các hợp đồng dịch vụ …………
3. Được ký kết các hợp đồng chuyển nhượng ……….. cho Công ty sau khi được cấp có thẩm quyền của Công ty chấp thuận.
4. Được toàn quyền quyết định ký kết các hợp đồng thuê chuyên gia biên soạn, biên tập các vấn đề nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kinh doanh …………, kinh doanh dịch vụ ………;
5. Được ký kết hợp đồng lao động với cán bộ quản lý, nhân viên của ……….Đối với những chức danh quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc ……….. được ký hợp đồng lao động sau khi có quyết định bổ nhiệm.
6. Được quyền ký các hợp đồng với cộng tác viên phục vụ hoạt động kinh doanh của Sàn ……theo quy định của Quy chế.
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký cho đến khi Giám đốc có quyết định thay thế hoặc Quản lý ……….. bị cách chức, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ chức.
Điều 3: Ông/ Bà ……………………. và các bộ phận liên quan của ………… có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
-Nếu như giám đốc công ty bạn không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty thì thủ tục ủy quyền sẽ tiến hành như sau:
Hợp đồng ủy quyền là một dạng của hợp đồng dân sự, là văn bản pháp lý ghi nhận việc một bên (bên ủy quyền) giao cho một bên khác (bên nhận ủy quyền) thực hiện một hoặc một số công việc nào đó. Quy định về hợp đồng ủy quyền được ghi nhận trong Bộ luật Dân sự.
Theo Bộ luật Dân sự, Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Một số quy định cơ bản
Về hình thức: Hợp đồng ủy quyền phải được lập thành văn bản và được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Trong một tổ chức/doanh nghiệp, việc ủy quyền có thể thực hiện mà không cần công chứng, chứng thực. Chẳng hạn giám đốc công ty có thể ủy quyền cho một nhân viên thay mặt mình tham dự một phiên tòa (mà công ty tham gia với tư cách là một đương sự, chẳng hạn như là nguyên đơn trong một vụ án đòi nợ). Khi đó, chỉ cần lập Giấy ủy quyền và đóng dấu công ty là được.
Về nội dung: nội dung ủy quyền phải bảo đảm nguyên tắc không được ủy quyền những công việc trái pháp luật. Ví dụ: không thể ủy quyền cho một người thay mặt mình đi mua bán hàng lậu với một đối tác khác.
Về thời hạn uỷ quyền: Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực 1 năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
Việc uỷ quyền lại: Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu. Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.
Cảm ơn bạn đã sử dung dịch vụ của công ty Luật LVN Group.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group
————————————————————-
THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
1. Tư vấn pháp luật lao động;
2. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;
3.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;
4. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;
5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.
6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;
7. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;