1. Kiện đòi lại đất tranh chấp cho người khác mượn, ở nhờ?

Thưa Luật sư tôi có vụ việc rắc rối kiện đòi đất mong được quý Luật sư của LVN Group tư vấn: nơi gia đình tôi sinh sống là kbang galai công nhân của lâm trường cũ. Năm 1992 tôi có cho 1 người bạn đồng hương mượn đất ở, có hẹn vài năm tìm được nơi mới sẽ trả lại hoặc bàn bac mua luôn vì họ chưa ưng lô đất này. Do là giao ước bằng miệng nên mãi cách mấy năm họ vẫn không chuyển đi và cũng không mua đất.

Đến năm 2000 tôi làm đơn đòi chính quyền giải quyết, nhưng chính quyền chỉ không cho làm sổ đỏ chứ không gọi hai bên tới giải quyết. Sau đó 2 vợ chồng người bạn đồng hương này ly hôn, bà vợ đến hỏi mua vì muốn ở lại đây, còn người chồng lấy vợ khác và chuyển đến nơi mới. Tôi có nhờ xóm trưởng, xóm phó đến làm trung gian giá cả và giá tôi đưa ra là 10triệu nhưng bà này chỉ trả 5 triệu; mua bán không thành công nên tôi đành nhờ chính quyền giải quyết. Khi lên hòa giảii bà nàyvẫn bảo lưu là 5triệu và không chịu giá nào cao hơn hết. Hòa giải không thành, họ chuyển hồ sơ lên tòa án huyện nhưng tòa không thụ lí vì lí do đòi đất không có nhà không thuộc thẩm quyền của tòa án.

Tôi yêu cầu mãi cho tới hôm nay là ngày 9/3 cán bộ xã mới xuống thẩm định lại chứng cứ vì vợ người bạn đồng hương không còn ở địa phương mà giao lại cho con gái nên cán bộ xã mời chồng trước của bà này xuống xác minh, ông ấy cũng thừa nhận là xin ở đất tôi nhưng tôi cho không phải bán, mâu thuẫn là chỗ đó vì lời giao hẹn không có gấy tờ mà bằng miệng và cũng thừa nhận là vợ ông trả 5 triệu mà tôi không bán. Vậy xin hỏi tôi có đòi lại được đất mình không? Và luật đất đai 2013 có ảnh hưỡng gì đến vấn đề này không vì họ nói luật mới có thể không đòi lại được xin Luật sư của LVN Group gúp đỡ tư vấn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật đất đaicủa công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật đất đai, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp luật:

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Luật Đất đai 2013

2. Nội dung phân tích:

Thứ nhất, bạn hỏi: Bạn có đòi lại được đất hay không?

Để đòi được thửa đất đó bạn phải chứng minh nguồn gốc sử dụng đất của bạn là hợp pháp: Nguồn gốc đất thế nào?

Bạn còn giữ giấy tờ kê khai đăng ký đất? Giấy tờ biên lai đóng thuế sử dụng đất hay không? Từ năm 1992 đến nay thì gia đình bạn có đóng thuế sử dụng đất hay không? Trong hồ sơ địa chính của chính quyền địa phương có tên của bạn không? ….

Bạn chỉ có thể đòi lại được phần đất đó nếu bạn có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. Ngược lại, nếu bạn không có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 mà gia đình người bạn đồng hương của bạn có một trong các loại giấy tờ đó thì bạn sẽ không thể đòi lại được thửa đất đó. Cụ thể Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Bên cạnh việc chứng minh nguồn gốc đất đang tranh chấp, nếu việc bạn cho người bạn đồng hương của mình mượn đất ở mà có lập thành văn bản, thì đây cũng là một trong những cơ sở căn cứ giúp bạn có thể đòi lại đất. Theo đó bạn sẽ có thể đòi lại đất trên cơ sở căn cứ quy định tại Điều 164 Bộ luật Dân sự 2015 về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu:

“Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Theo quy định tại Khoản 9 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 cũng quy định: “Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai…” là một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Mặt khác, Điều 203 Luật đất đai 2013 cũng quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”.

Như vậy, thủ tục đòi đất sẽ được thực hiện như sau:

– Bạn gửi đơn đề nghị hòa giải tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất đó để được hòa giải theo quy định tại Điều 135 Luật đất đai 2013. Trong thời hạn 30 ngày, Uỷ ban nhân dân sẽ phối hợp với các thành viên của Mặt trận tố quốc để hòa giải tranh chấp đất đai;

– Nếu Uỷ ban nhân dân hòa giải không thành thì bạn có thể gửi đơn đến Tòa án (nếu thửa đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai) hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, về vấn đề bạn có hỏi: Luật đất đai 2013 có ảnh hưởng gì tới vấn đề này không? Vì bạn có nghe nói về việc có thể không đòi lại được đất?

Luật đất đai 2013có quy định về trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, quy định này sẽ là điểm bất lợi, ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn đối với diện tích đất đang tranh chấp vì nếu trong trường hợp bạn không có bất cứ giấy tờ nào để chứng mình diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bạn theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013, và cũng không có giấy tờ cho mượn đất thì gia đình người bạn đồng hương này có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, Điều 101Luật đất đai 2013quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật đất đai qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Tư vấn giải quyết tranh chấp ranh giới của hai mảnh đất ?

Kính thưa Luật sư. Tôi có vấn đề bức xúc cần nhờ sự giúp đỡ và tư vấn của Luật sư như sau (xin phép cho tôi được giấu tên nhân vật trong nội dung cần tư vấn).

Tôi đã cư ngụ trên đất này từ năm 1988, là thửa đất của cơ quan nhà nước giải thể được dự kiến quy hoạch cho trường học. Sau đó vài năm hai hộ khác cũng vào ở trên đất này là Ông A (vào ở năm 1989) và ông B Hiệu trưởng trường (vào ở năm 1992), phần đất tôi ở nằm giữa phần đất của hai Ông A và Ông B nói trên (Sơ đồ sau). Năm 2002 ông A được UBND huyện cấp quyền sử dụng đất diện tích 142,9 m2 và năm 2007 ông B được UBND huyện cấp quyền sử dụng đất diện tích 737 m2, còn tôi thì không được giải quyết dù tôi đã làm đơn xin nhiều lần (tôi còn lưu giữ đơn) trong khi kinh tế gia đình tôi rất khó khăn, chỉ sống bằng đồng lương, không có thu nhập gì khác. Phần đất tôi ở (diện tích khoảng 240 m2) bị đo nhập vào thửa đất trường học và trường được cấp quyền sử dụng đất vào năm 2007. (Lúc đó Ông B là Hiệu trưởng trường, vợ tôi là giáo viên trường). Nói thêm là lúc đó thửa đất của Ông B được cấp và phần đất tôi đang ở không có tiến hành cắm cột mốc rõ ràng.

Hiện nay, sau khi tôi gửi đơn về UBND tỉnh xin xem xét giải quyết bán hóa giá đất nền nhà đang ở, tôi được chủ trương và chờ cấp thẩm quyền giao đất có thu tiền sử dụng đất (không thông qua hình thức đấu giá) . Nay ông B nhờ UBND Thị trấn đo đạc xác định ranh giới phần đất giữa tôi ở và ông B. Kết quả là ranh đất nằm trên một phần đất tôi đang sử dụng. Ông B bảo tôi lấn chiếm đất của ông, buộc tôi phải giao trả lại cho ông phần đất này. (Hiện nay Ông B đã nghỉ hưu và Ông Hiệu trưởng đương nhiệm không có ý kiến gì về vấn đề này). Ủy ban nhân dân Thị trấn cũng buộc tôi phải giao trả phần đất này cho Ông B. Vậy:

1. Tôi có quyền khiếu nại về việc phần đất tôi đang sinh hoạt lại nằm trong sổ đỏ của ông B hay không? Nếu tôi được quyền khiếu nại thì xin Luật sư tư vấn về thủ tục.

2. Việc cấp sổ đỏ cho cá nhân ông B có dính phần đất thực tế tôi đã sử dụng trước đó từ năm 1988 có đúng với Luật đất đai hay không?

3. Tôi có quyền yêu cầu UBND Thị trấn cung cấp hồ sơ đo đạc xác định ranh đất để xem hay không?

Tôi cám ơn Luật sư rất nhiều. Xin trân trọng kính chào.

Tư vấn tranh chấp về việc đòi lại đất cho người khác mượn, ở nhờ?

Luật sư tư vấn Luật Đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Trong trường hợp trên, bác hoàn toàn có thể tiến hành khiều nại theo quy định tại Điều 204 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự và Luật Đất đai 2013 :

” Điều 204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.”

Về thủ tục khiếu nại hành chính thì được quy định tại Điều 7 của Luật khiếu nại 2011 như sau:

Điều 7. Trình tự khiếu nại

1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”

Về việc xem hồ sơ về ranh giới đất thì được quy định tại Điều 31 của Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính như sau:

” Điều 31. Bảo mật hồ sơ địa chính

1. Dữ liệu địa chính cần bảo mật gồm:

– Thông tin về người sử dụng đất và thông tin thuộc tính thửa đất của các đơn vị quốc phòng, an ninh;

– Thông tin về cá nhân của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà người đó có yêu cầu bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật;

– Các thông tin khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

2. Các tài liệu hồ sơ địa chính có chứa thông tin cần bảo mật quy định tại Khoản 1 Điều này được quản lý theo chế độ mật.

3. Việc quản lý, vận chuyển, giao nhận, truyền dẫn các tài liệu, dữ liệu hồ sơ địa chính có chứa thông tin mật và việc in, sao, chụp, khai thác, cung cấp thông tin mật từ các tài liệu hồ sơ địa chính phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.

4. Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin và các cơ quan có liên quan đến việc khai thác, sử dụng thông tin phục vụ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được giao có trách nhiệm quản lý, bảo mật thông tin của hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.”

Như vậy ngoài những trường hợp bảo mật nêu trong điều luật trên thì bác hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin về ranh giới đất giữa nhà bác và nhà ông B.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

3. Giải quyết tranh chấp về ranh giới đất ?

Thưa Luật sư: nhà em có miếng đất do ông nội cho cha em. Đất đó canh tác đến giờ cũng gần 20 năm. Giáp với miếng đất là nhà ở của ông bác 9, anh cha em. Ông bác cứ lấn đất nhà em và trồng nhiều cây qua để làm ranh của ông. Mấy năm trước khi đó ai có tiền thì làm bằng khoán được.ông bác đi làm một mình mà không ai làm chứng.lấn qua đến mấy mét.

Năm rồi địa chính xã có đo đạc và đã đồng ý hai bên là ngay cây dương. Nhưng mấy tháng trước ông đập hàng rào và xây lấn qua thêm khoảng nửa mét. Và gia đình em cũng đành chấp nhận. Có sự chứng kiến của bác 5, đứng ra cậm ranh và em đã mua trụ đá cấm ngay đó cố định. Vào ngày 10/04/2016 nhà em cải tạo ủi lại đất thì bác không ngăn cản. Qua ngày 11/4/2016 thì ra ngăn cản không cho ủi đất. Có tranh cải hai bên và mời chính quyền lại giải quyết. Trong khi có chính quyền địa phương thì bác 9 kêu con trai ra đánh em và ông ta cũng nhào ra và đánh. Khi đó cha em mới chạy lại và xô xát với nhau. Và được mọi người và chính quyền can ngăn. Và mời hai bên lên làm công an xã làm biên bản rồi cho về. Đến nay, bác 9 ổng làm đơn thưa em nói đưa em đi giáo dục và làm ổng gãy tay.

Trong khi đó xô xát hai bên bằng tay không thì chuyện đó là bình thường, mà tay ổng chỉ bị trật. Cho em hỏi, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, và xô sát đó em có bị đưa đi giáo dục hay không?

Em xin cảm ơn!

Giải quyết tranh chấp về ranh giới đất ?

Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

1. Tranh chấp ranh giới đất

Trước hết, tranh chấp giữa hai bên là tranh chấp đất đai. Do hai bên không thỏa thuận được với nhau về ranh giới đất, do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bạn cũng như của gia đình bác bạn, bạn nên yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thì:

“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Theo quy định trên, gia đình bạn có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức hòa giải, trong trường hợp hòa giải không thành thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường hợp, không có giấy chứng nhận hoặc một số các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013 thì bạn có thể lựa chọn giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, nếu không đồng ý thì có thể khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện ra Tòa án.

2. Biện pháp xử lý hành chính

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:

Điều 89. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

“1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 90 của Luật này để giáo dục, quản lý họ tại nơi cư trú trong trường hợp nhận thấy không cần thiết phải cách ly họ khỏi cộng đồng.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng.”

Điều 90. Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

“1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định.

5. Người từ đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân hoặc người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Những người quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này mà không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Điều 91. Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

1. Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật này nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến 24 tháng.”

Điều 92. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

“1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

5. Không áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”

Điều 93. Biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

“1. Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 94 của Luật này để lao động, học văn hoá, học nghề, sinh hoạt dưới sự quản lý của cơ sở giáo dục bắt buộc.

2. Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ 06 tháng đến 24 tháng.

Điều 94. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc

1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là người thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.

2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:

a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;

b) Người chưa đủ 18 tuổi;

c) Nữ trên 55 tuổi, nam trên 60 tuổi;

d) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;

đ) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”

Theo thông tin bạn cung cấp, có xảy ra xô sát giữa hai bên, và ông bác có bị gãy tay. Như vậy, bạn phải xác định được độ tuổi của ban là bao nhiêu, hành vi của bạn đáp ứng điều kiện để đưa đi giáo dục tại xã phường thị trấn, giáo dục bắt buộc hay chưa. Ngoài ra, nguyên nhân gãy tay chưa rõ. Với thông tin bạn cung cấp, chúng tôi chưa thể xác định được bạn có bị xử lý vi phạm hành chính hay không. Do đó, từ quy định trên của pháp luật, và thông tin bạn có thể xác định được bạn có bị áp dụng biện pháp xử lý giáo dục tại thị xã phường hay không.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật đất đai qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

4. Tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền bán nhà ?

Kính gửi quý Công ty. Tôi là D.N đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông, hiện đang sinh sống ở Hà Nội. Được biết quý công ty có tư vấn miễn phí trong lĩnh vực đất đai, nhà cửa nên tôi xin phép được tham khảo ý kiến các Luật sư của LVN Group về vấn đề của mình. Nhờ các Luật sư của LVN Group hỗ trợ tư vấn giúp tôi vấn đề như sau:

Gia đình tôi hiện đang có tranh chấp về nhà cửa, cụ thể:

Ngôi nhà ở quê (sổ đỏ đứng tên mẹ tôi, vì bố tôi mất đã lâu) đã được xây dựng cách đây mấy năm gồm hơn 2 tầng. Trong đó tầng 1 và một gian tầng 2 là do tôi cùng chị gái và mẹ góp tiền xây lên. Sau này, anh trai lập gia đình cùng chị dâu về ở góp tiền xây thêm một gian tầng 2 để ở và tầng 3 để làm nhà thờ và một phần để làm chỗ phơi đồ (gọi là nhà trống). Mẹ và chị em tôi tạo điều kiện để anh trai và chị dâu sống cùng nhà và cho mở cửa hàng kinh doanh Internet ở tầng 1, ở một gian tầng 2 do anh/chị tự xây. Còn mẹ con tôi trước đây sống ở tầng 1, sau đó nhường anh/chị làm cửa hàng nên chuyển lên sống tầng 2. Phòng này gia đình chúng tôi tự xây và chủ yếu mẹ, chị gái tôi làm gần đó về ở. Tôi thì sống và làm việc ở Hà Nội (chưa lập gia đình) nên đôi tháng rảnh có về thăm mẹ và ở cùng phòng đó. Hiện nay anh/chị em bất hòa không sống được với nhau. Tôi, chị gái và mẹ mong muốn bán nhà để tách riêng. Tuy nhiên, mỗi lần treo biển anh trai ném đi, hoặc có khách vào xem thì dọa là nhà đang tranh chấp không được mua, nên họ không muốn xem hay mua nữa.

Vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group, sổ đỏ đứng tên mẹ tôi, còn việc xây nhà là do mấy anh/em tự góp, trong đó có phần chị dâu. Bây giờ không ở được với nhau, chúng tôi (gồm mẹ, tôi, chị gái) muốn bán và chi trả phần tiền đã xây dựng cho anh/ chị, còn một phần mẹ sẽ cho anh trai/ chị dâu coi như là phân chia tài sản đi lập gia đình. Vậy, anh trai/ chị dâu có quyền ngăn cản việc bán nhà của mẹ và chúng tôi không? Mong được Luật sư của LVN Group và quý công ty tư vấn giúp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật đất đai qua điện thoại, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Ở đây, bạn chưa nói rõ, mảnh đất mà mẹ bạn đứng tên là tài sản tạo ra ngoài thời kỳ hôn nhân với bố bạn hay là tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân với bố bạn. Việc mẹ bạn đứng tên trong sổ đỏ chưa thể chứng minh là của riêng mẹ bạn. Vì còn phải phụ thuộc vào pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân thời kỳ đó.

Khoản 1, Điều 131, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.”

Như vậy, tuỳ theo thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân và gia đình mà áp dụng các văn bản có hiệu lực khác nhau. Giả sử, nếu quan hệ hôn nhân bố mẹ bạn được xác lập vào thời điểm sau khi Luật Hôn nhân và gia đình 1986 có hiệu lực và trước ngày Luật hôn nhân và gia đình 2000 có hiệu lực thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình 1986. Về tài sản chung của vợ chồng, Luật hôn nhân và gia đình 1986 quy định như sau:

Điều 14
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung.

Điều 16
Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng.

Căn cứ quy định trên, trường hợp quyền sử dụng đối với mảnh đất đó là do mẹ bạn có trước khi ly hôn, tài sản được thừa kế riêng, hoặc được cho riêng và mẹ bạn không nhập vào khối tài sản chung của bố mẹ bạn thì mẹ bạn có quyền định đoạt quyền sử dụng đối với cả mảnh đất đó. Ngoài ra, nếu quyền sử dụng đối với mảnh đất này do mẹ bạn có được một cách hợp pháp thông qua mua bán, trao đổi, tặng cho…. Mẹ bạn được nhiên có quyền định đoạt quyền sử dụng đối với mảnh đất này.

Ngược lại, nếu mảnh đất đó không thuộc trường hợp trên mà là tài sản tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, hoặc bố mẹ bạn được thừa kế chung, tặng cho chung thì quyền sử dụng mảnh đất là tài sản chung của bố mẹ bạn. Mà theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn đã mất, về trường hợp này, Điều 17, Luật hôn nhận và gia đình 1986 quy định:

Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.”

Có nghĩa rằng, trong trường hợp này, dù mẹ bạn là người đứng tên trong sổ đỏ thì mảnh đất vẫn thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng và căn cứ quy định trên, mẹ bạn có quyền định đoạt quyền sử dụng đối với một nửa mảnh đất.

Trường hợp 1: Mẹ bạn có quyền định đoạt quyền sử dụng đối với cả mảnh đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) đứng tên mẹ bạn.

Điều 10, Luật Nhà ở 2014quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở như sau:

“1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:
a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;
b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;
c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
đ) Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở;
e) Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng;
g) Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.
(…)

4. Người sử dụng nhà ở không phải là chủ sở hữu nhà ở được thực hiện các quyền trong việc quản lý, sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở.”

Căn cứ vào quy định trên và thông tin bạn cung cấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, các tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) đứng tên mẹ bạn nên mẹ bạn có quyền định đoạt đối với ngôi nhà, tức là mẹ bạn có quyền bán. Phần xây dựng mà mấy anh chị em đóng góp cùng mẹ xây nên không có giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nên được coi là phần đóng góp công sức khi xây dựng nên ngôi nhà, được thực hiện các quyền và nghĩa vụ quản lý sử dụng nhà ở theo thỏa thuận với chủ sở hữu nhà ở-mẹ bạn. Do đó, sau khi bán nhà, mẹ bạn phải hoàn lại số tiền mà mấy chị em đã góp lại. Và cũng có thể tiến hành hoàn trả và cho theo ý kiến của mẹ bạn mà bạn đã đề cập ở câu hỏi của mình.

Trường hợp 2: mẹ bạn chỉ được quyền định đoạt quyền sử dụng đối với nửa mảnh đất mà hiện tại mẹ bạn đang đứng tên trong sổ đỏ (do đó là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân).

Mẹ bạn có quyền định đoạt quyền sử dụng đối với nửa mảnh đất đó, quyền sử dụng đối với nửa mảnh đất còn lại được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp này, quyền bán nhà được xây trên mảnh đất mẹ bạn đang đứng sổ đỏ có thuộc quyền định đoạt của mẹ bạn hay không còn phụ thuộc vào việc chia quyền sử dụng đối với mảnh đất như thế nào.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật đất đai qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp!

5. Tranh chấp về quyền sử dụng lối đi ?

Kính chào Luật sư của LVN Group! Hiện tại tôi có 1 vấn đề liên quan đến đất đai rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư của LVN Group. Cuối năm 2014, gia đình anh B mua đất và xây nhà tại lô đất bên cạnh nhà tôi, nhưng do chủ đất không cắt đường đi nên anh Bình đã đặt vấn đề để xin được đi chung đường với gia đình tôi. Vì tình cảm hàng xóm láng giềng nên gia đình tôi đã đồng ý cho sử dụng chung lối đi với giá trị tiền mặt là 30 triệu đồng.

Anh B đồng ý và xây nhà đã xong khoảng gần 1 tháng nhưng không hề nói chuyện lại với gia đình tôi, ngược lại lại có thái độ hách dịch nói là đường này là đường của xã hội và “tôi thích đi thì đi”. Thực chất con đường này là do gia đình tôi mở ra và có trong sổ đỏ thuộc quyền sử dụng của gia đình. Sau đó anh ta có sang nói chuyện lại và đưa cho gia đình tôi 10 triệu đồng nhưng gia đình tôi không nhận. Anh ta cậy thế có người nhà làm công an tỉnh nên đã gọi công an Thành phố về giải quyết. Gia đình tôi đã rất tình cảm, ban đầu đã cho gia đình anh ta đi nhưng do thái độ của anh ta nên bây giờ gia đình tôi quyết định không cho đi chung đường nữa. Nhưng anh ta vẫn gọi công an, địa chính đến để mọi chuyện càng phức tạp hơn.

Trường hợp này mong được sự tư vấn thêm của văn phòng Luật sư của LVN Group để tôi nắm bắt thêm về luật đất đai và hướng dẫn cách giải quyết sự việc trên ?

Mong được trả lời trong thời gian sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Người gửi: L.S

>>Luật sư tư vấn trực tiếp về pháp luật đất đai: 1900.0191

Trả lời:

Về việc mở lối đi cho nhà liền kề, Luật đất đai 2013 có quy định:

“Điều 171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề

1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”

Bên cạnh đó, Bộ luật dân sự 2015 có quy định rõ hơn như sau:

Điều 254. Quyền về lối đi qua

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Theo đó, nếu nhà anh B không có lối đi thì anh B có quyền yêu cầu các hộ có đất liền kề dành ra cho mình một lối đi và có thỏa thuận đền bù hợp lý. Việc anh B lựa chọn muốn nhà nào nhượng lại phần đất để làm lối đi cho mình, diện tích đất là bao nhiêu và đền bù như thế nào, hoàn toàn phụ thuộc vào sự thảo thuận giữa các bên có liên quan.

Trong trường hợp hộ của bạn là hộ duy nhất có thể mở lối đi cho anh B thì bạn bắt buộc phải thực hiện, mức đền bù do hai bên tự thỏa thuận. Nếu cùng có nhiều hộ liền kề có khả năng mở lối đi thì sẽ ưu tiên lấy lối đi của hộ nào thuận tiện cho việc đi lại nhất, mà ít gây thiệt hại cũng như ảnh hưởng xấu nhất cho bên nhường đất lối đi nhất. Do đó, khi nhà của bạn đã có sẵn lối đi phù hợp với yêu cầu của anh B thì gia đình bạn nên cho anh B quyền dùng chung lối đi đó, và hai bên cần thỏa thuận hợp lý để có mức đền bù thỏa đáng, tránh gây những tranh chấp không đáng có.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật đất đai – Luật LVN Group