Thứ nhất: Trước giờ Bố tôi nhận lương hưu bằng cách ủy quyền cho Chị gái nhận (có giấy ủy quyền), nhưng tháng nay khi Chị gái tôi lên nhận lương thì cơ quan BHXH không cho nhận với lý do: Bố tôi vắng mặt tại địa phương lâu vì vậy cần Bố tôi phải có mặt để nhận và chứng minh là Bố Tôi còn sống. Tôi xin hỏi Luật sư:

1. Cơ quan BHXH trả lời Bố tôi như vậy có đúng hay không?

2. Trong khoảng thời gian bao lâu không nhận lương tại cơ quan BHXH sẽ bị cắt lương ? Điều mấy, khoản mấy quy định vấn đề này ?

3. Bố tôi muốn gộp lại 1 năm nhận lương 1 lần có được không ?

Thứ Hai: Trước đây Bố Tôi đã nhờ cơ quan BHXH tỉnh Hà Tỉnh cắt hồ sơ hưởng lương hưu vào Bình Dương. Nhưng khi cắt hồ sơ BHXH Hà tĩnh trả lời “nếu Bố tôi cắt thì chỉ cắt được 1/2 tiền lương”. Lý do: 1. Bố tôi hưởng lương hưu khoảng thời gian năm 1982, khi đó Bố tôi về hưu thuộc diện trợ cấp mất sức lao động, nhưng sau đó đã có quyết định cắt chế độ với những trường hợp này, nhưng vì Bố tôi có “huân chương kháng chiến hạng nhất” nên tỉnh đã xem xét và giữ lại 2. Bố tôi về hưu khi chưa đủ tuổi (vì mất sức lao động), có thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm (mới đóng được 16 năm 7 tháng) 3. Với 2 lý do đó nên khi cắt đi tỉnh khác chỉ được cắt theo vận dụng chế độ 63 của BHXH Với trường hợp này Tôi muốn hỏi 1. BHXH trả lời như vậy đã đúng chưa? 2. Chế độ 63 là gi?mức hưởng bao nhiêu trong trường hợp của Bố Tôi 3. Nay bố tôi trên 70 tuổi nếu cắt vào Bình Dương thì có chế độ nào cho người già trên 70 tuổi không? 4. Có cách nào để Bố Tôi cắt vào Bình Dương đúng mức đang hưởng tại Hà Tĩnh không?

Xin chân thành cảm ơn ! 

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao độngcủa công ty luật LVN Group

Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý.

Luật bào hiểm xã hội năm 2014.

Luật người cao tuổi năm 2009,

Quyết định số 488/QĐ-BHXH về ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội.

2. Nội dung phân tích.

 Thứ nhất về việc ủy quyền cho người khác lĩnh tiền lương hưu được quy định  như sau:

 Theo điểm c, khoản 11, Điều 14, Quyết định số 488/QĐ-BHXH về ban hành quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội quy định quy định trach nhiệm của người hưởng nhận chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt như sau:

Trường hợp người hưởng chế độ BHXH hàng tháng đang cư trú tại Việt Nam không trực tiếp nhận tiền: Người hưởng lập 01 bản Giấy lĩnh thay (mẫu số 18-CBH) có xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú để ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thời hạn của Giấy lĩnh thay tối đa là 6 tháng.”

Như vậy, với trường hợp của trên, bố anh có thể ủy quyền cho chị gái anh lĩnh lương hưu thay nhưng giấy ủy quyền đó chỉ có thời hạn tối đa là 6 tháng. Nếu muốn ủy quyền lĩnh thay tiếp bố anh phải lập giấy lĩnh thay mới, quy định về thời hạn của giấy ủy quyền lĩnh thay như 1 phần nhằm giúp cơ quan BHXH thực hiện tốt được chức năng của mình, góp phần quản lý đảm bảo đúng chế độ cho người được hưởng.

Thứ hai về việc gộp vào nhận lương một lần: trường hợp này bố bạn đủ điều kiện được hưởng lương hưu hàng tháng, nên bê cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ tổ chức chi trả theo từng tháng chứ không để gộp cả một năm được.

Thứ ba về chuyển nơi hưởng lương hưu được quy định trong luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

” Điều 115. Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng được hưởng bảo hiểm xã hội ở nơi cư trú mới thì có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, theo quy định trên khi bố bạn đang hưởng lương hưu chuyển đến nơi ở khác trong nước có nguyện vọng thì sẽ được chuyển lương hưu đến nơi cư trú mới. Tuy nhiên bố bạn phải có đơn gửi cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng. Và mức hưởng vẫn được giữ nguyên như vậy.

Về hồ sơ để chuyển nơi hưởng bao gồm các giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị chuyển nơi nhận lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng theo mẫu số 16A-HSB (bản chính)

2. Giấy giới thiệu hoặc giấy xác nhận thôi trả lương, trợ cấp BHXH hằng tháng của BHXH quận, huyện xác nhận (bản chính, 01 bản)

3. Giấy uỷ quyền có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định  (bản chính)

4. Hộ khẩu hoặc Đơn xác nhận đang tạm trú nơi đề nghị chuyển đến (bản sao được chứng thực hoặc bản chụp, 01 bản)

5. Chứng minh nhân dân ( bản sao được chứng thực hoặc bản chụp, 01 bản)

Như vậy, bố bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định trên mang hồ sơ đến nộp tại cơ quan BHXH huyện tại tỉnh Bình Dương nơi bác chuyển đến. Sau 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ thì cơ quan BHXH sẽ giải quyết cho bố bạn.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn pháp luật lao động.