Và sếp e thì có 2 phương án như sau:

1. Đầu tư mua cổ phần ưu đãi ( tức là chào bán cổ phần ưu đãi), việc này về lâu dài rất cơ lợi nhưng hiện tại là có rào cản bởi vì

– Cần phải tuân thủ theo luật hiện hành về các quy định với cổ đông

– Cần phải minh bạch các chỉ số tài chính, mà điều này thì k tốt vì từ đầu đến giờ cty vẫn lỗ lũy kế, mà k thể đưa báo cáo Láo cho họ được

2. Góp vốn hợp tác kinh doanh (hoặc như 1 dạng hợp đồng cho vay tiền cũng vậy)

– Công ty đã ký nhỏ lẻ vài người với số tiền không lớn kiểu này: góp vốn, lãi suất cực ưu đãi, trả gốc + lãi cuối kỳ (20% – 25%/năm). Cách làm này thì không cần phải trình báo cáo kd gì cả. Có thể hiểu bản chất như là vay tiền tín chấp. Tuy nhiên, với số tiền nhiều hơn như 300 – 500tr, có thể sẽ k còn phù hợp?

Em băn khoăn là cách này có thực sự ổn hay không?

Vì sắp tới sếp bên e có thể đưa thêm các quyền lợi khác vào.

Căn cứ vào việc kế hoạch vay vốn của mình khoảng 2 năm sếp bên e sẽ đề xuất với đối tác:

Với số tiền dưới 200 tr

– Góp vốn 1 năm: LS 15%/năm

– Góp vốn 2 năm: LS 18%/năm

Với số tiền trên 200tr và dưới 500tr

1 năm: 18%, 2 năm 21% 

Lãi suất trả theo 6 tháng /lần

Kết thúc hợp đồng được mua cổ phần ưu đãi với giá 10,000đ/cp

Em muốn hỏi là:

– Trong hai cách trên thì cách nào có thính pháp lý, khả thi cao cho việc huy động vốn và còn giải pháp nào phù hợp hơn không ạ ?

– Làm thế nào có cổ phần ưu đãi để chào bán ?

– Cho Em tham khảo một số hợp đồng góp vốn kinh doanh được không ạ ?

Em xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group

Em rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư.

Người gửi:  ĐT Gấm 

>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành vốn, vốn của công ty cổ phần được chia thành: vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và vốn tín dụng (vốn vay).

– Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty, được hình thành từ nguồn đóng góp của cổ đông và vốn do công ty cổ phần bổ sung từ lợi nhuận của công ty.

– Vốn tín dụng: là nguồn cốn hình thành từ việc đi vay dưới các hình thức khác nhau: vay ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân khác hoặc vay bằng cách phát hành trái phiếu.

Công ty thường có hai cách để huy động vốn: tăng vốn chủ sở hữu và tăng vốn vay

Khoản 3 Điều 77 Luật Doanh Nghiệp 2005

Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn

Trong các loại chứng khoán ấy, cổ phiếu là công cụ riêng của công ty cổ phần

Hình thức huy động vốn của công ty cổ phần

1. Phát hành cổ phiếu

Cổ phần phổ thông là nền tảng của công ty. Ngoài cổ phần phổ thông là cổ phần bắt buộc, công ty cổ phần có quyền lựa chọn và phát hành các loại cổ phần ưu đãi tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể của mỗi công ty nhằm thiết lập cơ cấu vốn linh hoạt phù hợn với yêu cầu phát triển của mình.

Thông thường, cổ phần ưu đãi được công ty sử dụng để tăng vốn khi tỉ trọng nợ đã quá cao làm giảm vị thế tín dụng của công ty.

Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau:

– cổ phần ưu đãi biểu quyết

– Cổ phần ưu đãi cổ tức

– Cổ phần ưu đãi hoàn lại

– Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy đinh

Cổ phiếu là một loại chứng khoán do CTCP phất hành chứng nhận việc góp vốn vào công ty của các cổ đong. Cổ phiếu chính là bằng chứng chứng minh quyền sở hữu cổ phần của công ty.

Việc phát hành cổ phiếu có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông hiện có trong công ty hay có thể dẫn đến thay đổi vị thế của từng cổ đông. Do vậy, việc quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần của từng loại được chào bán sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định còn Hội đồng quản trị quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán.

 2. Phát hành trái phiếu

Ưu điểm: Vốn đến từ nhiều đối tượng có tiềm lực tài chính (quỹ đầu tư, Cty và tập đoàn bảo hiểm, tài chính…) và thủ tục pháp lý không quá phức tạp. DN có thể áp dụng lãi suất linh hoạt cũng như nhiều phương án trả lãi và gốc. DN phát hành trái phiếu không phải thế chấp tài sản; Hoạch định tài chính bằng trái phiếu rẻ hơn các khoản vay khác.

Nhược điểm: DN phải thanh toán đầy đủ khi đáo hạn đúng theo cam kết trong hợp đồng với mức lãi suất cố định. Trái phiếu BĐS rủi ro hơn trái phiếu ngân hàng. Có thể gặp khó khăn trong việc cấu trúc khoản vay sao cho dự án BĐS luôn có khả năng trả lãi và gốc. Phải bảo đảm dòng tiền liên quan đến nợ không bị âm.

3. Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư

-Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng:

Ưu điểm: Một phương thức vay truyền thống và phổ biến, có những hạn chế nhất định nhưng dễ dàng được chấp nhận hơn quy định của TTCK; Có thể xin gia hạn nếu chưa có khả năng trả (đối với Cty có uy tín và quan hệ lâu dài với ngân hàng).

Nhược điểm: Ngân hàng đang hạn chế tối đa cho vay đầu tư BĐS nhằm tránh nạn đầu cơ và giảm lạm phát. Hiện đang thiếu hụt nguồn vốn cho vay trung và dài hạn trong khi đối với ngành BĐS, chủ yếu NH dùng nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay; Phải có tiềm lực tài chính mạnh, phương án sử dụng vốn khả thi mới có thể thế chấp cầm cố BĐS.

– Vay các quỹ đầu tư:

Ưu điểm: Một xu hướng mới với vòng đời quỹ nhất định và đảm bảo dòng tiền trong khoảng thời gian đó (10 năm với những quỹ đầu tư vào các DN BĐS). Nguồn tài chính dồi dào từ nhà đầu tư trong và ngoài nước; Đóng góp vào việc xây dựng DN, tư vấn chiến lược, giới thiệu nhân sự chuyên nghiệp chứ không đơn thuần là đầu tư vào cổ phiếu của DN đó. Sự có mặt của các quỹ nổi tiếng với tư cách là cổ đông lớn sẽ làm tăng giá trị cổ phiếu Cty.

Nhược điểm: DN phải có lợi thế cạnh tranh, thuộc ngành hàng đang tăng trưởng mạnh. Phải chứng minh được tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống quản trị và nhân lực tốt, chiến lược kinh doanh khả thi, tiềm năng tăng trưởng cao.

4. Liên doanh – liên kết trong và ngoài nước

Hình thức liên doanh, liên kết bao gồm việc thành lập Cty cổ phần, Cty TNHH.

– Đối tác trong nước:

Ưu điểm: Dành cho DN có quy mô nhỏ và vừa: liên kết để tập trung nguồn lực, hợp lực cùng nhau giải quyết bài toán huy động vốn và việc quản lý sẽ chặt chẽ hơn, chuyên môn hóa hơn các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời thúc đẩy việc đa dạng hóa hoạt động. Các dự án sẽ được triển khai dễ dàng, nhanh chóng vì có thêm vốn, không phụ thuộc nhiều vào vốn vay NH. Đưa ra thị trường chất lượng và giá thành sản phẩm BĐS hợp lý hơn và thu hút nhiều khách hàng và nhà đầu tư, thu hồi vốn nhanh hơn.

– Đối tác nước ngoài:

Ưu điểm: Dành cho DN có quy mô lớn hơn: liên doanh với đối tác nước ngoài mạnh về vốn và kinh nghiệm sẽ bổ sung kiến thức kinh nghiệm quản lý cho nguồn nhân lực, nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu cho DN. Tính pháp lý của dự án rõ ràng.

Nhược điểm: Đối tác nước ngoài thường có những phân tích rất kỹ về năng lực, quy mô, tính khả thi của dự án. Xuất hiện những bất đồng trong quản trị DN, văn hóa kinh doanh, nguồn nhân lực hiện tại.

Trên đây là các ưu và nhược điểm của các hình thức mở rộng vốn của công ty cổ phần. Hi vọng giúp bạn lựa chọn hình thức mở rộng phù hợp nhất với công ty của mình.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật doanh nghiệp, gọi: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  [email protected]

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group