1. Tư vấn về tranh chấp giành quyền nuôi con ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có một vấn đề mong Luật sư của LVN Group giải đáp: Tôi tên Hoàng Ngọc Đức, sinh năm 1987, tôi lấy vợ năm 2011, hiện đã có với nhau 1 con gái 2 tuổi. Nay vì mâu thuẫn gia đình không thể hàn gắn, vợ chồng chúng tôi quyết định ly hôn.

Vậy cho hỏi Luật sư của LVN Group có cách nào để tôi giành quyền nuôi con không? Thông tin vợ chồng: Tôi (chồng), đi làm một công ty, thu nhập ổn định 7 triệu/tháng. Hiện đang sống chung với nhà cha mẹ tại quận 12 (nhà tôi còn cả cha và mẹ và một em gái cũng đang đi làm). Hộ khẩu và CMND Tp. HCM. Vợ tôi hiện không đi làm, thu nhập không ổn định, sống nhà trọ tại quận Tân Phú, Hải Phòng. Nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn tôi cần thỏa điều kiện gì để khi ly hôn có khả năng giành quyền nuôi con ?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các quý Luật sư của LVN Group Công ty Luật LVN Group!

Người gửi: Hoàng Ngọc Đức

Một số mẫu văn bản áp dụng cho thủ tục ly hôn

1. Mẫu đơn xin ly hôn;

2. Mẫu đơn thuận tình ly hôn;

3. Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương;

4. Mẫu giấy xác nhận mâu thuẫn vợ chồng;

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp trên của bạn thì con dưới 36 tháng tuổi về nguyên tắc thì được mẹ nuôi, tuy nhiên bạn có thể thỏa thuận với vợ của bạn để yêu cầu được quyền nuôi con hoặc chứng minh được mình đủ khả năng nuôi con trong khi người mẹ không có khả năng nuôi con đầy đủ.

>> Tham khảo thêm nội dung: Tư vấn thủ tục ly hôn và khả năng giành được quyền nuôi con?

2. Quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai khi trẻ mới được 06 tháng tuổi ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Trong trường hợp em và chồng em ly hôn. Về phần con cái thì như thế nào ạ? Con em mới được có 06 tháng tuổi thôi ạ.
Như vậy thì em có được quyền nuôi không ?
Em cảm ơn Luật sư của LVN Group nhiều ạ.

Quyền nuôi con khi ly hôn thuộc về ai khi trẻ mới được 06 tháng tuổi ?

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đìnhgọi số:1900.0191

Trả lời:

1. Trường hợp bạn muốn ly hôn bạn có thể làm đơn xin ly hôn thuận tình hoặc đơn xin ly hôn đơn phương ?

Nếu bạn và chồng bạn đều đồng thuận ly hôn, bạn có thể nộp hồ sơ xin ly hôn thuận tình. Hồ sơ xin ly hôn thuận tình gồm có:

– Đơn xin ly hôn thuận tình;

– Sổ hộ khẩu, CMND photo của hai vợ chồng;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;

– Giấy khai sinh của con bản sao;

Bạn nộp tại TAND cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc. Thời gian giải quyết từ 1 đến 2 tháng.

Nếu bạn muốn ly hôn đơn phương bạn chuẩn bị hồ sơ xin ly hôn đơn phương gồm có:

– Đơn xin ly hôn đơn phương;

– Sổ hộ khẩu, CMND photo của hai vợ chồng;

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản chính;

– Giấy khai sinh của con bản sao;

Bạn nộp hồ sơ tại TAND nơi chồng bạn cư trú, làm việc. Thời gian giải quyết từ 4 đến 6 tháng.

2. Về giành quyền nuôi con sau khi ly hôn :

Căn cứ theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

“3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Do đó, trường hợp này, con của bạn mới được 06 tháng tuổi, lúc này, con bạn được giao cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con. Tham khảo bài viết liên quan: Ly hôn đơn phương nhanh chóng và giành quyền nuôi con ?

3. Tư vấn về quyền nuôi con sau khi ly hôn?

Kính chào Luật sư của LVN Group! Tôi tên là Chung, tôi kết hôn đã 8 năm, hiện tại tôi và chồng đã ly hôn được 4 năm nay. Sau khi ly hôn tôi được tòa xử cho quyền nuôi con và chồng tôi không phải chu cấp nuôi con hàng tháng.

Kể từ đó chồng tôi cũng không bao giờ đóng góp gì để nuôi con, một mình tôi nuôi nấng con khôn lớn. Nay chồng tôi lấy cớ đón con về nhà chơi và không chịu đưa con trả lại cho tôi khi đã đến hẹn mang con về cho tôi, tôi bảo mang con trả cho tôi thì anh ta còn quay ra nói đòi kiện tôi để giành quyền nuôi con vì giờ vợ anh ta không thể sinh con được.

Vậy xin Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi trong trường hợp này nếu anh ta có kiện thì tôi có quyền được nuôi con nữa không ạ?

Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Youtube video

Tư vấn ly hôn: Ai được quyền nuôi con – Cafe sáng VTV3​

Trả lời:

Bạn có thể tham khảo bài viết của công ty Luật Minh: Tư vấn thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn tại tòa án theo quy định mới nhất?

Tham khảo bài viết liên quan: Tư vấn về vấn đề đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn ?

4. Đòi lại quyền nuôi con khi Bố Mẹ chồng đuổi ra khỏi nhà giữ lại cháu bé ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi năm nay 22 tuổi, kết hôn được hơn 02 năm và có một bé gái được 18 tháng tuổi. Chồng tôi hiện đang lao động tại Nhật Bản, do mâu thuẫn gia đình và thời gian chung sống với nhau không hạnh phúc. Vợ chồng thường xảy ra xô xát và cãi vã. Chồng tôi lại là người không quyết đoán luôn nghe theo lời bố mẹ. Vừa qua vợ chồng tôi cũng xảy ra chuyện tranh cãi to tiếng. Ông bà nghe lời con trai nên đã đuổi tôi ra khỏi nhà giữ lại cháu bé. Vậy trong trường hợp này tôi có quyền khiếu nại, làm đơn kiện bố mẹ chồng tôi về việc giữ con tôi hay không? Lúc đuổi tôi thì mẹ chồng tôi còn túm và đánh tôi có rất nhiều người làm chứng?
Vậy nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn giúp ạ!

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội, cả bạn và chồng bạn đều có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con:

“Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Vì thế, việc bố mẹ chồng bạn không cho bạn chăm sóc con là hành vi không phù hợp với quy định pháp luật và có thể yêu cầu họ chấm dứt hành vi vi phạm. Trong trường hợp bạn và chồng bạn ly hôn, bạn có quyền yêu cầu tòa án giải quyết vấn đề ai là người có quyền trực tiếp nuôi con.

Về hành vi mẹ chống bạn đánh bạn, hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm e khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:“…

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;”

>> Tham khảo bài viết liên quan: Thủ tục ly hôn theo quy định hiện hành? Quyền nuôi con thuộc về ai sau ly hôn?

5. Muốn nuôi cả hai con sau ly hôn thì cần đáp ứng yêu cầu nào ?

Thưa Luật sư cho em hỏi: Vợ chồng em có hai đứa con. Đứa lớn hơn 05 tuổi, đứa bé 33 tháng tuổi. Chồng hay ghen vô cớ, đánh, sỉ nhục em, 2 đứa con lúc bé chồng đều nghĩ không phải con chồng. Em làm mầm non tư thục lương 5 triệu ở Hà Nội. Chồng là sĩ quan bộ đội. Lúc chung sống vợ chồng em ở nhà trọ.
Vậy sau ly hôn em có được quyền nuôi con không?
Em xin chân thành cảm ơn !

Tư vấn quyền nuôi con sau ly hôn ? Muốn nuôi cả hai con sau ly hôn thì cần đáp ứng yêu cầu nào ?

Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến gọi: 1900.0191

Trả lời:

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn, theo đó, bạn nên có thỏa thuận với chồng mình về việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, trường hợp nếu hai vợ chồng bạn không thể thỏa thuận được thì trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của con Tòa án giải quyết việc giao con cho bố hoặc mẹ căn cứ theo quy định của pháp luật. Trường hợp của chị sẽ áp dụng như sau:

+ Đối với bé 33 tháng tuổi thì sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

+ Đối với bé 5 tuổi thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con hoặc theo thỏa thuận của hai vợ chồng bạn.

Do đó, hiện chị đang làm tại trường mầm non tư thục với mức lương ổn định và có công ăn việc làm ổn định, chị cần có thêm căn cứ chứng minh thu nhập của mình có đủ điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hai con thì từ đó Tòa án sẽ có quyết định đúng cho vấn đề này. Chị cũng có thể trình bày về hành bạo lực của chồng mình để Tòa án thấy nếu ở với chồng chị rất có thể điều kiện về tinh thần của bé sẽ không được đảm bảo. Tham khảo bài viết liên quan: Ly hôn đơn phương vắng mặt nguyên đơn và quyền nuôi con

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:1900.0191hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật hôn nhân – Công ty luật LVN Group