Vậy Luật sư của LVN Group có thể vui lòng báo giá cho tôi về các thủ tục tiến hành được không (bao gồm cả phí tra cứu). Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này
Kính thư
Người gửi: Phong Thuan
>> Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền: 1900.0191

Đăng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ?

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa  – Ảnh minh họa

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty chúng tôi, Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý:
– Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP​
Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.​

2. Luật sư tư vấn:

Do Việt Nam là thành viên của Thỏa ước Madrid cũng như Nghị định thư Madrid nên theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp:

Về Quyền đăng ký nhãn hiệu quốc tế dựa trên đăng ký nhãn hiệu cơ sở tại Việt  Nam:

a) Người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Thoả ước Madrid;

b) Người đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và người đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.

Điều kiện để đăng ký theo Thoả ước Madrid hay Nghị định thư Madrid là Quý công ty đã có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp tại Việt Nam. Mà như bạn nói thì Công ty đã đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam, nên Công ty của bạn hoàn toàn có thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế. 

Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của Thoả ước Madrid.

Chi phí cho hình thức đăng ký này không tốn kém bằng hình thức  Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia  nhưng bị hạn chế trong giới hạn các nước thành viên. (Do Văn phòng Quốc tế thu)

Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam: 

a) Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế chỉ định nước muốn được đăng ký bảo hộ là thành viên  Thoả ước Madrid và không chỉ định bất kỳ nước nào là thành viên Nghị định thư Madrid phải được làm bằng tiếng Pháp.

b) Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế chỉ định ít nhất một nước là thành viên  Nghị định thư Madrid, kể cả đồng thời chỉ định nước là thành viên Thoả ước Madrid phải được làm bằngtiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

c) Người nộp đơn phải nộp tờ khai yêu cầu đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo mẫu 06-ĐKQT quy định tại Phụ lục C của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN và đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp. Trong tờ khai cần chỉ rõ các nước là thành viên Thoả ước Madrid (có thể đồng thời là thành viên Nghị định thư Madrid) và nước chỉ là thành viên Nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Đơn đăng ký nhãn hiệuquốc tế phải được làm bằng cách điền chính xác, đầy đủ thông tin vào các mục dành cho người nộp đơn và phải gắn kèm các mẫu nhãn hiệu đúng như mẫu nhãn hiệu đã được đăng ký tại Việt Nam.

d) Người nộp đơn cần tính sơ bộ tổng số phí, lệ phí theo biểu lệ phí in trên mẫu đơn hoặc có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ thông báo chính xác số phí, lệ phí cần phải nộp cho Văn phòng quốc tế. Người nộp đơn phải thanh toán trực tiếp các khoản phí, lệ phí đó cho Văn phòng quốc tế và phải nộp thêm các khoản lệ phí, phí liên quan theo quy định cho Cục Sở hữu trí tuệ.

e) Người nộp đơn phải bảo đảm các thông tin (đặc biệt về tên, địa chỉ của người nộp đơn, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ) khai trong đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tếlà chính xác, kể cả về ngôn ngữ, dịch thuật và thống nhất với các thông tin ghi trong giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu cơ sở tương ứng. Người nộp đơn có trách nhiệm nộp các khoản lệ phí phát sinh liên quan đến sửa đổi, bổ sung đơn đăng kýnhãn hiệu quốc tế do việc khai báo các thông tin không chính xác hoặc không thống nhất theo thông báo của Văn phòng quốc tế.

f) Mọi thư từ, giao dịch liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế đều được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thông báo kịp thời các yêu cầu của người nộp đơn cho Văn phòng quốc tế và ngược lại, tuân theo quy định của điều ước quốc tế liên quan.

Cơ quan nhận đơn Đăng ký nhãn hiệu quốc tế có nguồn gốc Việt Nam: 

a) Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.

b) Ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế trong trường hợp Văn phòng quốc tế nhận được đơn đó trong vòng 02 tháng kể từ ngày ghi trên dấu nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ. Trường hợp đơn không được người nộp đơn hoàn thiện để gửi đến Văn phòng quốc tế trong thời hạn nói trên thì ngày nhận được đơn tại Văn phòng quốc tế sẽ được coi là ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệuquốc tế.

Tài liệu cần thiết khi nộp đơn:

– 05 mẫu nhãn hiệu giống với mẫu nhãn hiệu đã đang ký tại Việt Nam.
– Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận (GCN) nhãn hiệu tại Việt Nam.
– Uỷ quyền (theo mẫu, cung cấp sau khi nhận được thông tin)
– Danh mục dịch vụ theo Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.

Trên đây là những giải đáp từ Công ty Luật LVN Group cho thắc mắc của bạn!

Trân Trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ – Công ty luật MInh KHuê 

———————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:
1. Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền;
2.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền;
3.
Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
4.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ;
5.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore;
6.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại EU;
7.
Tư vấn thủ tục gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu;
8.
Tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu theo hệ thống MADRID;