Tuy nhiên theo thông tin từ nhân viên là ba mẹ của nhân viên vẫn còn sống và ngoài tuổi lao động và đang được hưởng lương hưu theo chế độ và quy định của nhà nước. Luật sư cho em hỏi, trường hợp này có được xem là đủ điều kiện để được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là ông bà ngoại không ?

Cám ơn Luật sư của LVN Group. .

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của Công ty luật LVN Group

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật thuế của Công ty luật LVN Group, vấn đề bạn quan tâm Chúng tôi xin trao đổi cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Thông tư số 62/2009/TT-BTC

Thông tư số 84/2008/TT-BTC 

2. Luật sư tư vấn:

Tại khoản 1.2, điểm 1, Điều 2 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của Bộ Tài chính có quy định: “Đối tượng được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 1.1 nêu trên và tại tiết 3.1.4, tiết 3.1.5, khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC (trừ người phụ thuộc là con) cụ thể như sau:

– Người trong độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau: Bị tàn tật không có khả năng lao động; không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.

– Người ngoài độ tuổi lao động được tính là người phụ thuộc phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 500.000 đồng.

– Đối với người phụ thuộc là ông bà nội; ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột và các cá nhân khác còn phải thoả mãn thêm điều kiện là người không nơi nương tựa mà người đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng.”    

Theo khoản 2.2, điểm 2, Điều 2 Thông tư nêu trên hướng dẫn bổ sung về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là ông bà nội, ông bà ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột; anh, chị, em ruột; cháu ruột, các cá nhân khác và nội dung xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp người phụ thuộc là ông, bà nội, ông, bà ngoại, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột, các cá nhân khác:

– Trường hợp người phụ thuộc cùng hộ khẩu với đối tượng nộp thuế thì không cần xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã mà chỉ cần bản sao hộ khẩu.

– Trường hợp người phụ thuộc không cùng hộ khẩu nhưng đang sống cùng đối tượng nộp thuế là: bản sao đăng ký tạm trú hoặc bản tự khai (theo mẫu số 21a/XN-TNCN kèm theo Thông tư này) có xác nhận Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng nộp thuế sống về việc người phụ thuộc đang sống cùng.

– Trường hợp người phụ thuộc không sống cùng đối tượng nộp thuế nhưng đối tượng nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng thì đối tượng nộp thuế tự khai (theo mẫu số 21b/XN-TNCN kèm theo Thông tư này) và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người phụ thuộc đang sống xác nhận về việc người phụ thuộc hiện đang sống tại địa phương và không có ai nuôi dưỡng.

Theo đó, bạn lại không cung cấp đầy đủ thông tin cho chúng tôi là ba mẹ của nhân viên được hưởng lương hưu theo chế độ và quy định của nhà nước là bao nhiêu tiền ? Có dưới 500.000 đồng. Nên chúng tôi gặp khó khăn khi tư vấn cho bạn một cách chính xác nhất.

Như vậy, bạn tự mình xem xét trường hợp này cá nhân đăng ký người phụ thuộc là ông, bà nội (ngoại) kế và các cá nhân khác nếu thỏa mãn điều kiện nêu trên và không nơi nương tựa mà đối tượng nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng thì được tính giảm trừ.

Trên đây là tư vấn của Luật LVN Group về Tư vấn về đăng ký giảm trừ gia cảnh cho ông bà ngoại ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến về giảm trừ gia cảnh , gọi:1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật LVN Group