Cuối năm 2013 , công ty có tuyển người quản lý mới và cách làm việc của tôi và quản lý mới có phần không hợp nhau và khoảng giữa tháng 12/2014 quản lý mới của tôi có với tôi là Ban GĐ muốn tôi tự nộp đơn xin nghỉ việc, nhưng tôi không thực hiện việc nộp đơn.
Sau đó, bộ phận nhân sự có tổ chức một buổi họp cùng với trưởng nhóm và công đoàn nhắc nhở tôi về cách làm việc và không đáp ứng được về doanh số của công ty ( QI, QII doanh số của tôi là 59,33 % so với kế hoạch ).
Hiện tại , trưởng nhóm của tôi và phía công ty luôn gởi mail và làm áp lực với tôi về doanh số và thời gian làm việc (gặp ai, làm gì, ở đâu thời gian nào….) nhưng tôi không nhận được sự hợp tác và hỗ trợ gì từ phía trưởng nhóm hay từ công ty để tôi có thể hoàn thành công việc của mình mà tôi phải tự làm tất cả 1 mình.
Xin hỏi nếu công ty cứ làm áp lực với tôi về doanh số và tôi không đạt được doanh số như công ty yêu cầu thì phía công ty có thể đơn phương kỷ luật tôi và đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không vì công ty không muốn thoả thuận hỗ trợ trợ cấp nghỉ việc cho tôi? ( hợp đồng lao động của tôi là vô thời hạn) . Mong Luật sư của LVN Group hỗ trợ cho ý kiến.
Tên khách hàng: T.M.T
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luậtcủa Công ty Luật LVN Group.
Trả lời:
1. Cơ sở pháp luật :
Bộ luật lao động năm 2012
2. Nội dung trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn pháp luật của chúng tôi. Câu hỏi của bạn, Luật LVN Group xin trả lời bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật lao động 2012 về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động thì công ty của bạn sẽ phải tuân thủ theo quy tắc sau đây nếu như muốn kỷ luật bạn:
Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư của LVN Group hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;
c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình
Trường hợp công ty bạn muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bạn ( hợp đồng lao động không xác định thời hạn), bên công ty của bạn sẽ phải tuân thủ theo quy định tại Điều 38 luật lao động 2012 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động cụ thể như sau:
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng
Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì công ty của bạn sẽ không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn vì lý do bạn không đáp ứng được doanh số công ty. Và do công ty bạn không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của bạn nên bạn sẽ không được hưởng tợ cấp thôi việc.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group