Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật lao động của công ty luật LVN Group.
Luật sư tư vấn pháp luật lao động trực tuyến gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN Group, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật lao động số 10/2012/QH13
Luật số 38/2013/QH13 của Quốc hội : Luật việc làm
Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung Bộ luật Lao động
Nội dung tư vấn:
1. Về quyền lợi khi xin thôi việc của bạn:
a) Trường hợp bạn viết đơn xin nghỉ việc.
– Trong trường hợp bạn viết đơn nghỉ việc và được công ty chấp nhận thì trong trường hợp này bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động theo sự thỏa thuận của 2 bên thuộc khoản 3 Điều 36 BLLĐ thì việc tự xin thôi việc này sẽ đúng pháp luật:
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.”
“Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.”
Ngoài ra, bạn còn được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 12 tháng trở lên và phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định tại khoản 2,3,4 điều 49 Luật việc làm 2013:
“2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.”
Do bạn bắt đầu ký hợp đồng lao động 2 năm với công ty từ tháng 10/2014 mà đến tháng 4/2015 bạn mới bắt đầu đóng bảo hiểm thì trong trường hợp này khi hợp đồng kết thúc mà đủ 12 tháng trở lên bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. (Mà theo đúng quy định tại điểm b khoản 1 điều 43 Luật việc làm năm 2013 thì NLĐ khi bạn ký kết hợp đồng lao động có thời hạn bạn thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp và theo khoản 1 điều 44 Luật việc làm năm 2013 thì công ty bạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho bạn tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực.)
Nếu bạn chấm dứt hợp đồng lao động trong năm 2015 thì bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà chỉ được hưởng trợ cấp thôi việc vì chưa đủ thời giam đóng bảo hiểm.
– Trường hợp tự xin nghỉ việc của bạn có thể coi là phá hợp đồng nếu như việc chấm dứt hợp đồng của bạn trái pháp luật như không đúng lý do hay các điều kiện về thời gian phải thông báo trước với công ty bạn theo quy định tại khoản 1, 2 điều 37 BLLĐ 2012:
“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;
d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;
đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;
e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;
g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:
a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;
b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”
Khi chấm dứt hợp đồng không đúng với quy định tại điều 37 Luật việc làm thì việc chấm dứt hợp đồng này sẽ là trái luật vì điều 41 BLLĐ quy định:
“Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các điều 37, 38 và 39 của Bộ luật này.”
“Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Và bạn cũng sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp vì vi phạm khoản 1 điều 49 Luật việc làm năm 2013:
“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;”
– Trường hợp công ty cho bạn nghỉ việc.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì giữa bạn và công ty đang tồn tại hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Khi công ty có kế hoạch cắt giảm nhân sự và trường hợp này công ty muốn chấm dứt hợp đồng lao động với bạn.
Trong trường hợp này có thể chia làm 2 trường hợp nhỏ :
Trường hợp 1: Chấm dứt hợp đồng lao động vì thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.
Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động năm 2012 thì trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế:
“Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và vì lý do kinh tế
1. Thay đổi cơ cấu, công nghệ tại Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động gồm các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;
c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.
2. Lý do kinh tế tại Khoản 2 Điều 44 của Bộ luật Lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.”
Như vậy, công ty chỉ được chấm dứt hợp đồng lao động với bạn với lý do cắt giảm nhân sự nếu thuộc các trường hợp trên đây. Theo đó, nghĩa vụ của công ty sẽ tuân theo quy định tại điều 44 Bộ luật lao động 2012, cụ thể :
“Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”.
Như vậy, tương ứng với trường hợp của bạn, công ty sẽ phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động. Trong trường hợp của bạn, công ty không giải quyết được việc làm cho bạn và phải cho bạn thôi việc nên bạn sẽ được hưởng trợ cấp mất việc làm theo quy định tại điều 49 BLLĐ 2012. Cụ thể :
“Điều 49. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.”.
Còn về vấn đề đền bù hợp đồng thì còn phụ thuộc vào thỏa thuận của 2 bên vì việc đền bù hợp đồng này pháp luật chưa có quy định. Pháp luật mới chỉ quy định về trợ cấp mất việc làm trong trường hợp này mà thôi.
Trường hợp 2: Nếu không thuộc các trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo quy định tại điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì công ty đang tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn.
Theo đó, nếu công ty chấm dứt đúng theo quy định tại điều 38 BLLĐ 2012 thì tức là chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật. Trách nhiệm của công ty theo quy định tại điều 47 BLLĐ 2012, cụ thể :
“Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.
4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”.
Nếu công ty chấm dứt không theo quy định tại điều 38 BLLĐ 2012 thì công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật. Trách nhiệm của công ty theo điều 42 BLLĐ 2012, cụ thể :
“Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”.
Nếu công ty chấm dứt hợp đồng lao động với bạn thì công ty sẽ phải trả trợ cấp thôi việc cho bạn theo quy định tại Điều 48 BLLĐ nếu trong thời gian bạn làm việc tại công ty có khoảng thời gian không đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, nếu công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì công ty sẽ phải bồi thường cho bạn theo quy định tại Điều 42 BLLĐ.
Về khoản trợ cấp thất nghiệp thì trong cả 2 trường hợp này cũng tương tự như trường hợp bạn viết đơn xin nghỉ việc ở trên.
Như vậy, bạn cần xem xét vào tình huống cụ thể để biết những quyền lợi của bạn trong trường hợp này.
2. Khi bạn không biết là bạn có sổ bảo hiểm hay không và làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho mình?
Về vấn đề này thì bạn phải hỏi người quản lý việc đóng bảo hiểm cho bạn. Hồ sơ đóng bảo hiểm được công ty bạn giữ chỉ khi nào bạn nghỉ việc thì công ty mới chốt sổ trả cho bạn. Khi đóng BHXH, BHYT, BHTN thì bạn sẽ được cấp thẻ BHYT.
3. Về việc công ty giữ bằng đại học của bạn thì theo quy định tại điều 20 BLLĐ 2012 công ty không có quyền giữ bằng của bạn:
“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.”
Trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu công ty trả lại bằng đại học cho bạn.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email: Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Email hoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG