Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật LVN Group.

Tư vấn về tài sản ở Việt Nam sau khi sang nước ngoài định cư?

Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Vấn đề của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1.Căn cứ pháp lý:

Bộ luật dân sự 2005

Luật đất đai 2013

Luật quốc tịch Việt Nam 2008

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam 2014

Luật nhà ở số 65/2014/QH13 của Quốc hội

2.Nội dung trả lời:           

Thứ nhất, về vấn đề quốc tịch. Căn cứ Điều 45 Bộ luật dân sự 2005, quy định:

“Điều 45. Quyền đối với quốc tịch  

Cá nhân có quyền có quốc tịch.

Việc công nhận, thay đổi, nhập quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch.”

Tại Điều 26 Luật quốc tịch Việt Nam 2008 và khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam 2014, thì căn cứ mất quốc tịch Việt Nam bao gồm các trường hợp sau:

–  Được thôi quốc tịch Việt Nam.

–  Bị tước quốc tịch Việt Nam.

– Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và Điều 35 của Luật này.

–  Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”

Như vậy, không có quy định nào về việc người Việt Nam khi sang định cư ở nước ngoài sẽ đương nhiên mất quốc tịch Việt Nam nên bạn vẫn có thể giữ quốc tịch Việt Nam khi sang định cư ở nước ngoài.

Thứ hai, những tài sản hiện đang đứng tên chủ sở hữu có bị ảnh hưởng theo các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến đất đai. Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 186 Luật đất đai 2013

 Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở  nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở  theo quy định của pháp luật về nhà ở  thì có quyền sở  hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở  tại Việt Nam.

2. Người Việt Nam định cư ở  nước ngoài được sở  hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở  tại Việt Nam có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

b) Chuyển quyền sử dụng đất ở khi bán, tặng cho, để thừa kế, đổi nhà ở cho tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để ở; tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở cho Nhà nước, cộng đồng dân cư, tặng cho nhà tình nghĩa theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này. Trường hợp tặng cho, để thừa kế cho đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở  tại Việt Nam thì đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở;

c) Thế chấp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở  tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;

d) Cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở  trong thời gian không sử dụng.

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật nhà ở năm 2014:

“Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.”

Trường hợp của bạn, theo quy định trên thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài  nếu thuộc đổi tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì vẫn có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại  Việt Nam và có các quyền và nghĩa chung quy định tại Điều 166, Điêu 170 và các quyền tại điểm b, c, d tại khoản 2 Điều 186 của Luật đất đai 2013. Áp dụng vào trường hợp của bạn, tài sản hiện thuộc quyền sở hữu của bạn sẽ trở thành tài sản thuộc sở hữu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Đồng nghĩa với việc bạn được hưởng các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 186 nói trên. Trong thời gian sinh sống ở nước ngoài, theo quy định bạn có thể cho thuê, ủy quyền quản lý nhà ở trong thời gian không sử dụng. 

Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Nếu bạn còn vấn đề gì, xin bạn vui lòng liên hệ đến tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn, gọi  1900.0191  để được tư ván trực tiếp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự  – Công ty luật MInh KHuê