Nay vợ tôi sắp sinh con,tôi muốn làm khai sinh cho bé,đăng kí kết hôn và các giấy tờ tùy thân khác cho vợ tôi thì phải làm sao,thủ tục ra sao và liên hệ cơ quan nào? Xin cảm ơn!
Câu hỏi được biên tập từ Chuyên mục Tư vấn Luật Dân sự của Công ty Luật LVN Group
Luật sư tư vấn Luật Dân sự gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc chúng tôi xin được giải đáp như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Luật cư trú năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2013
Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
Nghị định 06/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định 158/2005/NĐ-CP về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
2. Nội dung tư vấn
Điều 19 Luật cư trú quy định: “Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”
Nếu anh có hộ khẩu thường trú ở thành phố trực thuộc trung ương thì theo quy định tại Điều 20 Luật cư trú năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2013 thì: Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
– Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;
– Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm (trường hợp trong văn bản cho thuê, mượn, ở nhờ đã nêu rõ nội dung đồng ý cho đăng ký thường trú vào nhà thuê, mượn, ở nhờ thì không cần ý kiến của chủ động vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu).
Như vậy, trong trường hợp của vợ anh, hiện nay, nếu anh chị đang chung sống cùng nhau, có địa chỉ nơi ở hợp pháp, và vợ anh đã cư trú ở nơi này lâu dài, có thời gian cư trú từ 1 năm trở lên thì thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa điểm này.
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi Điều 9 Nghị định 158/2005/NĐ-CP thì:
“Điều 9. Các giấy tờ cá nhân xuất trình khi đăng ký hộ tịch
Khi đăng ký hộ tịch, nếu cán bộ Tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cán bộ Tư pháp hộ tịch) hoặc cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cán bộ Tư pháp của Phòng Tư pháp) hoặc cán bộ hộ tịch của Sở Tư pháp không biết rõ về nhân thân hoặc nơi cư trú của đương sự, thì yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau đây để kiểm tra:
1. Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu của người đi đăng ký hộ tịch để xác định về cá nhân người đó;
2. Sổ hộ khẩu, Sổ đăng ký tạm trú (đối với công dân Việt Nam ở trong nước); Thẻ thường trú, Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam) để làm căn cứ xác định thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này.”
Trong trường hợp của vợ anh, trước khi làm những loại giấy tờ như: giấy khai sinh cho con, giấy đăng ký kết hôn với anh…thì vợ anh cần phải đến UBND cấp xã nơi chị ấy hiện đang cư trú để yêu cầu được cấp sổ đăng ký tạm trú. Trong trường hợp đi đăng ký kết hôn mà cán bộ hộ tịch nắm rõ về nhân thân của chị ấy thì sẽ chỉ yêu cầu anh chị nộp tờ khai để xác nhận tình trạng độc thân. Sau khi có giấy chứng nhận tình trạng độc thân thì anh chị có thể đăng ký kết hôn với nhau. Lúc này, vợ anh có thể tiến hành nhập vào hộ khẩu của gia đình anh. Theo đó, hồ sơ bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Bản khai nhân khẩu;
c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP, trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình.
Như vậy, lúc này vợ anh có thể dùng sổ hộ khẩu này để đăng ký cấp mới chứng minh nhân dân cho mình. Theo đó, anh chị cần chuẩn bị một bộ hồ sơ trong đó có:
– Hộ khẩu thường trú (sổ hộ khẩu, sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp).
– Kê khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu).
Nộp tại Công an nhân dân cấp huyện nơi đăng ký thường trú. Sau khi có chứng minh nhân dân, anh chị có thể tiến hành thủ tục làm giấy khai sinh cho con tại UBND cấp xã nơi anh chị thường trú để làm khai sinh cho cháu. Lúc này, việc khai sinh cần có giấy chứng sinh tại cơ sở y tế, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn của cha mẹ, chứng minh nhân dân của cha mẹ và tờ khai đăng ký khai sinh.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.
Trân trọng ./.
Bộ phận Tư vấn Luật Dân sự