Theo thông tư 111/2013/TT-BTC: “Điều 1. Người nộp thuế ……. Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập” Vậy tôi nghĩ người môi giới này sẽ không chịu thuế TNCN tại VN. Tôi mong nhận được ý kiến phân tích của Luật sư của LVN Group. Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ Chuyên mục Tư vấn Luật Thuế của Công ty Luật LVN Group

Tư vấn về thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú tại nước ngoài ?

Luật sư tư vấn Luật Thuế gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013

Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính : Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân

2. Nội dung tư vấn

Theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định thì người nộp thuế bao gồm các đối tượng là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú tại Việt Nam. Theo đó, tại khoản 4 Điều luật này cũng có quy định:

“4. Người nộp thuế theo hướng dẫn tại các khoản 1 và 2, Điều này bao gồm:

a) Cá nhân có quốc tịch Việt Nam kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động, học tập ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế.

b) Cá nhân là người không mang quốc tịch Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế, bao gồm: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam nhưng có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.”

Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 4 điều luật thì đối với cá nhân là người có quốc tịch Việt Nam, kể cả cá nhân được cử đi công tác, lao động ở nước ngoài có thu nhập chịu thuế. Theo như bạn hỏi, “Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập” thì căn cứ tính thu nhập chịu thuế lúc này là cá nhân không cư trú, vì vậy, để xác định trường hợp của em bạn có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không thì cần phải xác định em bạn thuộc đối tượng là cá nhân cư trú hay là cá nhân không cư trú. Theo đó, tại điểm b, khoản 1 Điều luật trên có xác định cá nhân cư trú như sau:

“1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:

b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

…….

Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo quy định tại khoản này nhưng thực tế có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà cá nhân không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào thì cá nhân đó là cá nhân cư trú tại Việt Nam.”

Như vậy, nếu em bạn đi nước ngoài sinh sống và làm việc, tuy nhiên, nếu có thời gian về Việt Nam từ 183 ngày trở lên; hoặc đã đi nước ngoài nhưng vẫn đăng ký thường trú tại Việt Nam thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Còn nếu em bạn đi nước ngoài làm việc, định cư và đã được xóa đăng ký thường trú, mà em bạn không có thu nhập chịu thuế phát sinh ở Việt Nam thì sẽ không phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi phát sinh thu nhập ngoài Việt Nam. Theo quy định tại Điều 22 Luật Cư trú năm 2006 thì một trong những căn cứ để xóa đăng ký thường trú là trường hợp ra nước ngoài để định cư (điểm d, khoản 1).

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

Trân trọng ./.

Bộ phận Tư vấn pháp Luật Thuế