Tôi sinh con tại Cộng hoà Séc và cháu có giấy khai sinh tại Séc và có quốc tịch Slovakia. Tôi muốn hỏi liệu con tôi có thể có quốc tịch Việt Nam hay không? Liệu con tôi có được cấp hộ chiếu Việt Nam để tiện cho việc du lịch mà không cần xin visa. Tôi có thể xin cấp giấy khai sinh tại Việt Nam cho con tôi hay không và cơ quan hành chính nào có thể giúp tôi thực hiện các việc trên.
Rất mong nhận được phản hồi từ các Luật sư của LVN Group Xin cám ơn!
Câu hỏi được biên tập từ Chuyên mục Tư vấn Luật Dân sự của Công ty Luật LVN Group
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Đối với vấn đề bạn thắc mắc chúng tôi xin được trả lời như sau:
1, Cơ sở pháp lý:
– Luật quốc tịch 2008
– Nghị định số 136/2007/NĐ-CP về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam
– Nghị định số 65/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 136/2007/NĐ-CP
– Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch
2, Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 19 Luật quốc tịch 2008 đã được sửa đổi bổ sung về việc nhập quốc tịch như sau:
” Điều 19. Điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam
1. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch đang thường trú ở Việt Nam có đơn xin nhập quốc tịch Việt Nam thì có thể được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
b) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam;
c) Biết tiếng Việt đủ để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam;
d) Đã thường trú ở Việt Nam từ 5 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam;
đ) Có khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
2. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải có các điều kiện quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
4. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
5. Người xin nhập quốc tịch Việt Nam không được nhập quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được nhập quốc tịch Việt Nam.”
Như thông tin bạn cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn vẫn đang mang quốc tịch Việt Nam. Do đó, căn cứ vào những quy định nêu trên, bạn có thể làm thủ tục xin nhập quốc tịch Việt Nam cho con bạn. Tuy nhiên bạn lưu ý là con bạn sẽ không được giữ quốc tịch nước ngoài nữa.
Về việc cấp hộ chiếu cho con bạn được thực hiện sau khi con bạn nhập quốc tịch Việt Nam. Việc cấp hộ chiếu được quy định tại Điều 16 Nghị định 136/2007/NĐ-CP như sau:
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài 1900.0191. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.
Trân trọng .
Bộ phận Tư vấn Luật Dân sự.