Ở liền khu vực đó Nông trường còn có 4 sào lúa đã chín nhưng chưa gặt, A gọi bán luôn cho chị B 2 triệu đồng chị B đưa trước 1 triệu đồng, A đưa luôn cho tập thể 860 ngàn đồng để trả vào khoản tiền ăn của anh em mà A giữ và đã làm thiếu hụt. Sau khi thu hoạch xong được tất cả (24 bao = 1.200kg) đang trên đường vận chuyển thì bị bảo vệ của Nông trường phát hiện bắt giữ, chị B khai mua của A chứ không hề biết là lúa của Nông trường. Do địa bàn của Nông trường rộng, tình trạng mất mát xảy ra nhiều nên địa phương quyết định đưa vụ này ra xử lý bằng pháp luật. Công an huyện Mđã quyết định bắt A để điều tra, xử lý trước pháp luật. Có ai phạm tội trong vụ này không? Nhờ Luật sư của LVN Group định tội cho A giúp e .Em đang phân vâng giữa tội trộm cắp tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. mong Luật sư của LVN Group giúp đỡ em. Xin cảm ơn!
Người gửi: N.V.A
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật LVN Group.
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự gọi: 1900.0191
Trả lời:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2012
Nội dung tư vấn:
Theo bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi,bổ sung năm 2009 quy định:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
“Điều 280. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
1. Người nào lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
e ) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Dấu hiệu để phân biệt tội Trộm cắp tài sản và Tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi khách quan của tội phạm. Đối với tội trộm cắp tài sản, là người phạm tội thực hiện hành vi lén lút, chiếm đoạt tài sản đã có chủ. Dấu hiệu lén lút là người phạm tội thực hiện hành vi lén lút, che dấu chủ tài sản, che dấu hành vi đang thực hiện, có thể che dấu toàn bộ việc phạm tội hoặc chỉ che dấu tính chất phi pháp của hành vi. Đối với tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản là hành vi vượt ra khỏi quyền hạn của mình nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Hành vi vượt quyền hạn này chỉ thực hiện trên cơ sở chức vụ, quyền hạn đã có của người phạm tội.Người phạm tội đã sử dụng chức vụ quyền hạn của mình như là phương tiện để thực hiện tội phạm.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 1 Luật phòng chống tham nhũng 2005 quy định:
“3. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.”
Trong trường hợp nêu ở trên thì anh A là cán bộ phụ trách một trạm bơm nước ở nông trường Bắc Sơn huyện M – là người có chức vụ quyền hạn. Và anh A thuê chị B thu hoạch cho tập thể trạm sau đó bán luôn cho chị B 4 sào lúa của nông trường. Ở đây, A không có dấu hiệu lén lút mà A đã thực hiện công khai việc bán cho chị B 4 sào lúa của nông trường trong khi đang làm nhiệm vụ thuê chị B thu hoạch cho tập thể trạm.
Như vậy, A sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 280 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009.
Ngoài ra, chị B có thể sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có (Điều 250 BLHS) nếu như chị B hoàn toàn không biết về việc A lạm dụng chức vụ để bán số thóc đó cho chị B.
“Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự.