1. Phải làm gì khi chồng muốn giành quyền nuôi con ?

Thưa Luật sư, vợ chồng tôi kết hôn tháng 06/2012 và đã có một cháu trai tới nay đã được 17 tháng tuổi. Chồng tôi là công an ở huyện còn tôi làm kinh doanh tự do. Trong quá trình chung sống cùng gia đình chồng, tôi và mẹ anh ấy không hợp nhau nên hay xảy ra mâu thuẫn. Sau khi tôi sinh cháu, mâu thuẫn ngày càng căng thẳng nên tôi đã bế con về nhà ngoại.

Tôi xuống ngoại được 2 tháng thì phát hiện chồng tôi chung vốn làm ăn với một người phụ nữ hơn anh ấy 6 tuổi. Sau đó lại phát hiện thêm chồng tôi ngoại tình, theo tôi tìm hiểu thì đó là người phụ nữ mà chồng tôi chung vốn làm ăn. Tôi có tra hỏi nhưng anh ấy lại chối không phải người đó, chỉ nhận là có đi ngoại tình.

Sau khi được gia đình tôi hòa giải, cả hai vợ chồng vẫn tính chuyện quay lại với nhau nhưng chồng tôi vẫn không chịu thú thật, lại nói dối cả gia đình tôi. Tôi và anh ấy thống nhất ly hôn, nhưng khi tôi viết đơn anh ấy lại không ký, vì vậy, tôi nộp đơn ly hôn đơn phương.

Vậy theo luật thì cháu bé sẽ do tôi trực tiếp nuôi và chăm sóc, nhưng khi cháu trên 3 tuổi, chồng tôi có quyền tranh chấp nuôi con nữa không? Xin được nói thêm là gần 04 tháng nay chồng tôi không hề thăm nom, chu cấp cho cháu.

Rất mong nhận được câu trả lời từ quý công ty. Trân trọng cảm ơn!

Youtube video

Tư vấn luật hôn nhân gia đình qua tổng đài:1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất, về yêu cầu ly hôn:

Dựa vào thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn ngoại tình, bạn đã khuyên ngăn nhưng không được, gần 04 tháng nay chồng bạn không hề chăm nom, chu cấp cho con… chứng tỏ đời sống hôn nhân của vợ chồng bạn đã lâm vào tình trạng trầm trọng, không thể kéo dài. Do đó, theo Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương , cụ thể:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hônnếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ củavợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

Thứ hai, về quyền nuôi con:

Như bạn đã trình bày, bạn có một cháu trai 17 tháng tuổi. Theo nguyên tắc khi giải quyết ly hôn thì con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Cho nên, bạn là người trực tiếp nuôi con và chồng bạn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Thứ ba, khi con 3 tuổi chồng có được giành quyền nuôi con không:

Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì khi con bạn 3 tuổi hoặc khi nào chồng bạn có nguyện vọng muốn được trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn thì chồng bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Nếu tại thời điểm đó, chồng bạn đưa ra các căn cứ về điều kiện vật chất: ăn, ở, sinh hoạt… và điều kiện tinh thần của chồng bạn tốt hơn, nếu ở với bố sẽ có lợi cho sự phát triển về mọi mặt của đứa trẻ thì chồng bạn vẫn có khả năng giành được quyền nuôi con khi và chỉ khi bạn không còn đủ khả năng để nuôi dưỡng con hoặc hai vợ chồng bạn có thỏa thuận với nhau về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Tham khảo thêm:Tư vấn về việc ủy quyền nuôi con cho ông bà khi hai vợ chồng đi làm ăn xa nhà?

2. Hướng dẫn thủ tục đòi lại quyền nuôi con khi đã cho làm con nuôi người khác ?

Thưa Luật sư của LVN Group, nhà tôi đông con (5 cháu) do hoàn cảnh kinh tế khó khăn nên có cho một cháu đi làm con nuôi người khác nhưng đến nay tôi không muốn cho cháu đi nữa (mặc dù đã hoàn thiện xong thủ tục cho và nhận con nuôi).
Vậy, bây giờ tôi phải làm sao?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Trả lời:

Luật Nuôi con nuôi năm 2010 có quy định:

“Điều 24. Hệ quả của việc nuôi con nuôi

1. Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi.

Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó.

3.Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi.

4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.”

Như vậy, kể từ lúc cho con làm con nuôi của người khác, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ với con chấm dứt và quyền, nghĩa vụ đó được chuyển giao cho cha mẹ nuôi.

Nếu muốn nhận lại con đã cho làm con nuôi của người khác thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết trường hợp này. Căn cứ theo Điều 25 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về căn cứ chấm dứt việc nuôi con nuôi:

“Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

1. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi;

2. Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

3. Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi;

4. Vi phạm quy định tại Điều 13 của Luật này.”

Dẫn chiều đến Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010:

Điều 13. Các hành vi bị cấm

1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.”

Theo đó, lợi ích của đứa trẻ luôn được đặt lên hàng đầu, Tòa án sẽ dựa vào đó để quyết định việc này. Ngoài ra, ý kiến của đứa trẻ cũng được tôn trọng, nếu đứa trẻ đã lớn thì phải hỏi ý kiến của bé, đây cũng là một yếu tố để xem xét đưa ra quyết định. Như vậy, hai người không đương nhiên được đòi lại con đã cho làm con nuôi của người khác, trừ trường hợp vợ chồng bạn cung cấp được những bằng chứng để chứng minh việc nuôi con nuôi thuộc các trường hợp đã được nêu ở trên.

3. Tư vấn khởi kiện đổi quyền nuôi con ?

Thưa Luật sư của LVN Group, tôi có câu hỏi này, mong Luật sư của LVN Group giúp tôi giải đáp câu hỏi này: tôi và chồng tôi ly hôn ngày 20 – 12 – 2018 nếu không có gì thay đổi thì 07 ngày sau, chúng tôi sẽ không là vợ chồng nữa, chúng tôi thuận tình ly hôn, tôi là người làm đơn nhưng anh ta thay đổi ý định muốn rút đơn để tôi nhường quyền nuôi con cho anh ta.

Con tôi sinh ngày 01/10/2016 tôi đã đồng ý thay đổi quyền nuôi con cho anh ta nuôi, để thuận tình ly hôn cho nhanh chóng. Vậy tôi xin hỏi Luật sư của LVN Group sau khi lấy trích lục tôi làm luôn đơn khởi kiện thay đổi quyền nuôi con cho mình thì tôi có nắm chắc phần thắng không, vì con tôi dưới 3 tuổi?

Tôi xin cảm ơn !

>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau :

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

…”

Như vậy, sau khi ly hôn bạn muốn khởi kiện đổi quyền nuôi con cho mình, để được Tòa án chấp nhận thì chị phải chứng minh được chồng chị không có đủ khả năng chăm sóc con, nếu chứng minh được thì chị sẽ làm đơn khởi kiện như sau:

Bước 1: Bạn nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con tại TAND quận/huyện nơi bị đơn (người trực tiếp nuôi con) đang cư trú, làm việc;

Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho bạn;

Bước 3: Bạn nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Thời gian giải quyết:

Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 tháng đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;

Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 tháng đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Hồ sơ khởi kiện đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu);

– Bản án ly hôn;

– Sổ hộ khẩu, CMTND (bản sao chứng thực);

– Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp

>> Tham khảo bài viết liên quan: Vợ ra nước ngoài làm việc thì chồng có quyền giành lại quyền nuôi con không?

4. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con, phụ cấp nuôi con khi ly hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group, cho em hỏi khi ly hôn mà con em chưa tới một tuổi và em chưa có việc làm ổn định, gia đình em cũng không thuộc dạng khó khăn. Vậy em có được quyền nuôi con không trong khi phía chồng cũng muốn giành quyền nuôi con thì em phải làm thế nào?
Cảm ơn!

Trả lời:

Căn cứ Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn, đối với trường hợp của bạn, con bạn chưa tới 01 tuổi nên bạn có quyền trực tiếp nuôi con. Trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc vợ chồng bạn có thỏa thuận khác. Vì vậy, theo như bạn trình bày, mặc dù bạn chưa có việc làm ổn định nhưng gia đình bạn không thuộc dạng khó khăn nên bạn không thuộc trường hợp không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nên bạn có thể có quyền trực tiếp nuôi con.

Thưa Luật sư, em đã ly hôn chồng em tháng 06/2014, khi ly hôn em thỏa thuận cho chồng em nuôi con vì lúc đó kinh tế chồng em ổn định hơn. Nhưng giờ em đã có thu nhập ổn định, em muốn giành lại quyền nuôi con vì anh ấy không có điều kiện chăm sóc trông nom, dạy dỗ. Vì anh ấy đi làm xa quê một năm mới về để con em cho ông bà nội đã già yếu rồi trông nom cháu, với lại anh ấy đi làm cũng ở trọ, em thì lập gia đình rồi nhưng ở riêng. Vậy xin hỏi em có thể giành lại quyền nuôi con được không ạ? Em xin chân thành cảm ơn Luật sư của LVN Group!

>> Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn. Bạn muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con thì có thể bạn với chồng bạn thỏa thuận hoặc bạn có căn cứ cho rằng chồng bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con theo quy định của Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Em và chồng em ly hôn cuối tháng 04/2016, bé nhà em hiện tại được hơn 12 tháng, em nuôi con và chồng em phải phụ cấp 2 triệu/ tháng, nhưng tới nay, chồng không đưa cho em một đồng, em có gọi hỏi, chồng em có trả lời là công ty chưa có lương (chồng em công việc ổn định, kinh doanh tiệm Internet), Luật sư của LVN Group hãy tư vấn giúp em làm sao để chồng em phải tự giác phụ cấp tiền nuôi con, em cảm ơn!

Kính gửi Luật sư của LVN Group LVN Group! Tôi là G. Hiện tôi đang sống ở Hà Nội cùng hai con gái (cháu lớn 2001, cháu bé 2009). Tôi xin được Luật sư của LVN Group tư vấn về một vấn đề sau ly hôn. Tôi đã ly hôn năm 2013, tòa tuyên mỗi người nuôi một con. Nhưng theo thỏa thuận, tôi nuôi 02 con và bố cháu sẽ hỗ trợ 1.500.000 đồng / tháng. Nhưng anh ta chỉ gửi duy nhất tháng đầu tiên sau ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể đòi tiền hỗ trợ nuôi con 3 năm qua và những tháng tiếp theo được không và bằng cách nào? Xin cảm ơn sự tư vấn của Luật sư của LVN Group.

>> Trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn đòi được tiền cấp dưỡng nuôi con từ chồng cũ. Trường hợp người này cố tình trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn có quyền yêu cầu tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Bạn có thể nộp đơn yêu cầu Thi hành án cho cơ quan thi hành án cấp huyện nơi Tòa án ra bản án cho vợ chồng bạn ly hôn để yêu cầu Cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp cưỡng chế để yêu cầu chồng bạn cấp dưỡng cho con bạn nếu như chồng bạn cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định tại Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014.

Xin chào luật LVN Group, em có câu hỏi muốn hỏi như sau: Chồng em thấy em đi ăn với một người đàn ông khác, rồi về ghen tuông đánh đập em nói em là theo trai. Như vậy em có mất quyền nuôi con không ạ? Xin cảm ơn!

>> Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại… Chính vì vậy, có thể thấy người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc… thì sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con. Việc bạn có hành vi ngoại tình (nếu có) cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc giành quyền nuôi con sau khi hai vợ chồng ly hôn.

>> Tham khảo ngay: Thời gian xét xử phúc thẩm về việc giành quyền nuôi con?

5. Hướng dẫn thủ tục ly hôn, giải quyết tranh chấp tài sản và quyền nuôi con ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Cho tôi hỏi là 2 vợ chồng tôi cưới nhau đã được hơn 01 năm nhưng chưa làm giấy đăng ký kết hôn, giờ đã có một đứa con nhưng do trong cuộc sống hai vợ chồng không dung hòa được nay muốn ly hôn. Vậy quyền nuôi con sẽ thuộc về ai? Tôi không có công việc và tài sản gì riêng, vậy giờ quyền nuôi con có thuộc về tôi hay không?
Xin cảm ơn!

Trả lời:

=> Bạn không nói con bạn hiện nay được bao nhiêu tuổi nhưng nếu bạn không có đủ điều kiện nuôi con thì thông thường Tòa án sẽ không giao con cho bạn trực tiếp nuôi.

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi đang sinh sống tại KH. Trước đây, tôi có kết hôn và có một trai chung tên BCK, do tôi đặt tên cho con trai tôi. Sau mấy năm chung sống, chúng tôi ly hôn khi đó con tôi còn nhỏ nên được tòa án nhân dân NH, giao quyền nuôi con cho mẹ được nuôi dưỡng. Khi con tôi được 3 tuổi thì mẹ của cháu có đưa con về để tôi nuôi dưỡng. Lúc đó, bên gia đình phía ngoại của cháu luôn được tôi chào đón khi đến thăm cháu. Khi đó, mẹ của cháu có nói nếu tôi không kết hôn lại thì sẽ để con cho tôi nuôi dưỡng, nhưng nếu tôi kết hôn lại thì mẹ cháu sẽ về dắt cháu đi. Sau 2 năm, tôi có tái hôn với người phụ nữ khác, thì như lời đã nói, vợ cũ tôi về dắt con tôi đi nhưng để lại cho ngoại và dì (em vợ cũ) của cháu nuôi dưỡng. Mỗi khi tôi muốn đến thăm con trai tôi đều bị gia đình ngoại của cháu làm khó dễ và dì của cháu có buông lời lẽ xúc phạm tôi. Từ đó, tôi không còn đến thăm con trai tôi nữa, tôi nghĩ rồi khi lớn cháu cũng sẽ tìm về lại cội nguồn của mình, giờ mỗi lần đi thăm cháu như thế thì dễ làm xáo trộn cuộc sống của cháu hơn. Một thời gian sau, qua tìm hiểu tôi biết được mẹ của cháu đã đưa cháu vào Tp.HCM sinh sống và cắt đứt hoàn toàn liên lạc với tôi. Đến nay, qua mạng xã hội (Facebook) tôi biết được con trai tôi đã được mẹ cháu tự ý thay đổi họ tên của cháu từ BCK thành TAK mà không có sự đồng ý của tôi. Tôi rất mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp để yêu cầu mẹ cháu phải đổi lại tên họ của con trai tôi theo tên cũ mà tôi đã đặt cho cháu. Xin cảm ơn!

=> Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch​ quy định:

“Điều 7. Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.”

Do bạn không nói con bạn hiện nay bao nhiêu tuổi nên chúng tôi không thể biết con bạn có thể tự mình đổi họ tên được hay không. Nếu con bạn dưưới 18 tuổi thì việc đổi họ cho con từ họ của bạn sang họ khác thì cần có sự đồng ý của bạn. Lúc này bạn có thể khiếu nại cơ quan đăng ký vì đã đổi họ cho con mà không có sự đồng ý của bạn.

Thưa Luật sư của LVN Group, Em và chồng ly hôn được 5 tháng, toà xử em có quyền nuôi con vì con em lúc đó là 23 tháng tuổi, bây giờ, em đã kết hôn với một người Việt ở nước ngoài, sau này chồng em sẽ đón em sang. Tạm thời, em ủy quyền cho bố mẹ em nuôi con em, sau này em sẽ đón cháu sang. Nhưng chồng cũ của em không muốn cho cháu ra nước ngoài và giành lại quyền nuôi con. Vậy nếu chồng em đòi lại quyền nuôi con thì tòa sẽ xử thế nào? Em phải làm thế nào để khi ra nước ngoài cháu vẫn ở với ông bà ngoại?

=> Căn cứ vào Điều 84 Luật hôn nhân gia đình quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, theo đó, hiện nay nếu bạn ra nước ngoài, tức là bạn không thể chăm sóc con trực tiếp, vì thế việc chồng bạn giành lại quyền nuôi con là hoàn toàn có cơ sở. Nếu bạn không chứng minh được là chồng bạn không có khả năng nuôi dưỡng con thì con bạn sẽ do chồng bạn nuôi dưỡng.

Thưa Luật sư của LVN Group, Phát hiện chồng mình ngoại tình! em muốn làm đơn ly hôn. Con em được 4 tuổi. Liệu em có được quyền nuôi con không ạ? Và nếu như gia đình nhà chồng cũng đòi quyền nuôi con thì em phải làm sao ạ? Cảm ơn!

=> Phụ thuộc vào khả năng tài chính và khả năng nuôi dưỡng con mà tòa sẽ quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng.

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi và vợ tôi kết hôn được 3 năm và có một cậu con trai 18 tháng tuổi. Vợ tôi bỏ nhà không nói câu nào và mang theo con tôi cùng toàn bộ tiền bạc, giấy tờ đủ để làm thủ tục ly hôn đơn phương (ly hôn vì tiền). Vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group có cách nào để tôi giành quyền nuôi con không? Nếu tôi không đồng ý với đơn ly hôn như vậy thì sẽ thế nào? Cảm ơn Luật sư của LVN Group đã tư vấn!

=> Bạn phải chứng minh được vợ bạn không có khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc con thì bạn mới có thể giành quyền nuôi con.

Thưa Luật sư của LVN Group, Con tôi hiện nay 18 tháng tuổi, hiện nay chồng tôi giành quyền nuôi bé, tôi có gửi đơn xuống tòa xin ly hôn đơn phương. Vậy cho tôi hỏi tòa sẽ giải quyết cho tôi quyền nuôi con trước hay giải quyết ly hôn trước? Thời gian là bao lâu để tôi có thể giành quyền được nuôi con? Xin chân thành cảm ơn!

=> Tòa giải quyết vấn đề ly hôn và người trực tiếp nuôi dưỡng con cùng một lúc. Thông thường thời gian dể tòa giải quyết ly hôn sẽ từ 04 tháng đến 06 tháng.

6. Tư vấn nhận quyền nuôi con đối với con 12 tháng tuổi ?

Kính gửi Luật sư, tôi năm nay 27 tuổi, làm kế toán, đã kết hôn được 2 năm, nhưng hai vợ chồng tôi sống không hạnh phúc, nay tôi muốn ly hôn, chúng tôi có một con chung được 12 tháng tuổi, hôm trước tôi đã dọn về nhà tôi ở, nhưng nhà chồng không cho tôi mang theo con theo, mà con tôi hiện chưa cai sữa mẹ, ly hôn tôi muốn được quyền nuôi con.
Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi là tôi cần làm những gì để việc được nuôi con thuận lợi ạ?
Tôi xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật hôn nhân trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện tại bạn cũng không sống chung với gia đình chồng. Nhưng không rõ trong trường hợp này bạn ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương. Nếu bạn ly hôn thuận tình thì bạn chuẩn bị mẫu đơn thuận tình ly hôn, còn nếu ly hôn đơn phương thì bạn cần chuẩn bị mẫu đơn ly hôn đơn phương. kèm theo đơn thì bạn phải chuẩn bị giấy tờ sau:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao chứng thực);

+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);

+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực).

Về vấn đề nuôi con thì hiện tại con của bạn 12 tháng tuổi nên theo quy định của pháp luật thì bạn có quyền ưu tiên nuôi con trừ hai trường hợp. Cụ thể theo Điều 81 khoản 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định:

“Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy, trong trường hợp vợ chồng bạn không thỏa thuận được thì đển giành quyền nuôi con bạn cần chúng minh bạn vẫn có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Tham khảo bài viết liên quan:Con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn quyền nuôi thuộc về ai?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Hôn nhân – Công ty luật LVN Group