1. Tư vấn về giấy từ chối quyền nuôi con?

Tư vấn về giấy từ chối quyền nuôi con ?

Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình gọi số:1900.0191

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi và bạn trai có một đứa con chung nay đã được 4 tháng. Khi tôi có bầu đc 4,5 tháng thì bạn trai tôi đã bỏ mặc tôi và làm đăng ký kết hôn với người phụ nữ khác theo sự sắp đặt của gia đình. Khi tôi biết sự thật thì cũng là lúc bạn trai tôi và người phụ nữ kia chuẩn bị tổ chức đám cưới. Tôi đã nói chuyện với bạn ý và bạn ý cũng không biết mối quan hệ của tôi với anh kia. Bạn ý đã không chấp nhận được sự thật và đã hủy đám cưới và làm thủ tục ly hôn với anh ý. Sau đó anh ý đã bỏ mặc tôi sinh đẻ một mình và chuyển vào Nha Trang sống. Sau khi tôi sinh con được 3 tháng anh ý ra Hà Nội và có đến gặp con tôi. Sau đó giữa tôi và anh ý có nhiều xích mích cũng là do anh ý không nhiệt tình chắm sóc con nên tôi nói anh ý không cần nhận con vì anh ý cũng sắp đi lấy vợ khác. Nay tôi muốn anh ý làm giấy từ chối quyền nuôi con thì anh ý đồng ý và bảo tôi viết giấy.

Vậy kính mong công ty cho tôi biết mẫu giấy từ chối quyền nuôi con như thế nào và thủ tục làm sao? Vì tôi và anh ý không có đăng ký kết hôn. Trân trọng cảm ơn.

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật LVN Group. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con (Điều 15)

Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định :

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”

Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình quy định : “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Quy định tại khoản 2 Điều 81 và Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình còn được áp dụng đối với trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng và có con chung. Tuy nhiên, bạn trai bạn không làm thủ tục nhận cha-con vì vậy về mặt pháp lý bạn trai bạn chưa phải bố đứa bé.Trong trường hợp bạn trai bạn và bạn cùng thỏa thuận để nhận cha-con thì lúc này mới phát sinh quyền và nghĩa vụ nuôi con, bạn có trao đổi rằng bạn trai bạn đồng ý để bạn nuôi con và yêu cầu bạn viết đơn. Như vậy theo quy định của pháp luật, bạn có thể làm đơn yêu cầu công nhận thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con chung, về nghĩa vụ cấp dưỡng của bạn trai bạn với đứa bé.

Bạn có thể viết đơn theo mẫu sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN THỎA THUẬN VỀ NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON CHUNG NGOÀI GIÁ THÚ

Kính gửi:………………………………………………………………………………….

Chúng tôi là:

Họ và tên:……………………………………………………………………..

Sinh ngày……….tháng………..năm……………………………………..

Chứng minh thư số:…………………..cấp ngày……………tại……..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:……………………………………..

Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………….

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………

Địa chỉ cơ quan hoặc nơi làm việc:………………………………….

Thu nhập hàng tháng (lương, thu nhập khác………):…………..

………………………………………………………………………

Họ và tên:…………………… …………………………………………….

Sinh ngày……….tháng………..năm…………………………………….

Chứng minh thư số:……………cấp ngày……………….tại………..

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………….

Chỗ ở hiện nay: ……………………………………………………………

Nghề nghiệp:………………………………………………………………..

Địa chỉ cơ quan hoặc nơi làm việc:………………………………….

Thu nhập hàng tháng (lương, thu nhập khác………):…………..

………………………………………………………………………………….

Chúng tôi làm đơn này yêu cầu Toà án nhân dân ……….. công nhận sự tự nguyện thoả thuận của chúng tôi:

  • Về con chung:……………………………………………………
  1. Họ và tên:…… sinh ngày………..tháng………..năm………

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

Chúng tôi đã thoả thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con hàng tháng như sau:

Hà Nội, ngày………..tháng……….năm 20…

Người mẹ Người cha

Ký và ghi rõ họ tên Ký và ghi rõ họ tên

>> Tham khảo nội dung liên quan: Tư vấn cách giành lại quyền nuôi con khi người kia chăm sóc không tốt ?

2. Làm thế nào để giành quyền nuôi con, khi chồng vô tâm với gia đình?

Làm thế nào để giành quyền nuôi con, khi chồng vô tâm với gia đình?

Em và chồng đã lấy nhau được 5 năm và có với nhau, trong thời gian sống với nhau thường xung đột về chuyện của anh, không đi làm thường đi nhậu, mỗi lần kêu mua sữa cho con thì anh hay cằn nhằn về tiền bạc. Tiền sửa nuôi của 2 đứa toàn là tiền của ông bà nội, bà ngoại. Khi cả 2 đứa đủ tuổi đi nhà trẻ (cả hai một đứa nhỏ 2 tuổi, một đứa 4 tuổi).
Thì em xin đi làm phục vụ để có tiền phụ nuôi con, nhưng anh không đồng ý và còn chửi em, anh và con lớn dọn đi về nhà ba má anh, đưa nhỏ ở với em. Gần đây con lớn điện thoại cho em kêu em dẫn về ở với em, em hỏi thì con nói ba có cô vân rồi đi cả ngày không về ngủ với con,dẫn con đi học trễ và nghỉ học. Em rước còn về ở được tháng thì kêu con về ở đi muốn mua đồ chơi gì cũng được, về ở được không bao lâu thì em nhận được đơn ly hôn. Hiện nay tòa đã thụ lý đơn ly hôn. Vậy em phải làm sao để nuôi 2 con, và cấp dưỡng thế nào cho con?

Luật sư trả lời:

Ly hôn sẽ là căn cứ chấm dứt quan hệ nhân thân của hai vợ chồng, nghĩa vụ nuôi dưỡng con thuộc về cả hai vợ chồng, bên nào không trực tiếp nuôi dưỡng thì sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng để đảm bảo khả năng phát triển của con.

Theo những thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi, chúng tôi hiểu rằng bạn rất muốn giành quyền nuôi cả hai con. Về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn được quy định trong điều 81, Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Khi ly hôn , nếu hai bên vợ chồng thỏa thuận được về vấn đề nuôi con thì tòa án sẽ công nhận thỏa thuận đó. Nếu hai bên không tự thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Theo nguyên tắc, con dưới 36 tháng do người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.

Trường hợp này, theo thông tin mà bạn cung cấp thì khi ly hôn con thứ hai của bạn đều dưới 36 tháng tuổi vì vậy theo quy định thì bạn sẽ là người trực tiếp nuôi con thứ hai ( căn cứ Khoản 3, Điều 81, Luật hôn nhân và gia đình 2014). Tuy nhiên,Tòa án sẽ xem xét và quyết định về vấn đề trực tiếp nuôi con dựa trên lợi ích của hai người con.

Nếu bạn có mong muốn trực tiếp nuôi con thì bạn phải chứng minh rằng mình đáp ứng được các điều kiện cơ bản phục vụ nhu cầu thiết yếu để có thể trực tiếp nuôi con: thu nhập ổn định, chỗ ở hợp pháp, thời gian chăm con,…

Như vậy, muốn giành quyền nuôi con, bạn phải chứng minh mình có điều kiện nuôi con hơn chồng của bạn. Những điều kiện cần chứng minh là về vật chất và tinh thần cụ thể như sau:

– Điều kiện về vật chất (kinh tế):

Chị phải chứng minh được mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất như:

+ Thu nhập thực tế

+ Công việc ổn định

+ Có chỗ ở ổn đinh(nhà ở hợp pháp)

+ … và các vấn đề khác.

Theo đó Chị phải có điều kiện về tài chính hơn so với chồng, mức thu nhập, nơi cư trú của bạn phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho cháu bé.

Để chứng minh được vấn đề này chị cần cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…

– Điều kiện về tinh thần:

Các điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…

Như vậy, để giành quyền nuôi con bạn phải chứng minh được các điều kiện mọi mặt mà bạn giành được cho con. Có thể đưa ra các thông tin bất lợi cho chồng như chồng bạn rất bận rộn và không có thời gian giành cho con. Do đó, bạn có thể đưa ra những căn cứ đó để tòa có thể xem xét để đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho các cháu

Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa (trường hợp có lý do chính đáng thì thời gian này sẽ là hai tháng).

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Tham khảo nội dung: Ly hôn muốn giành quyền nuôi con khi chồng hay nhậu nhẹt?

3. Giành quyền nuôi con khi ly hôn và các vấn đề liên quan?

Nhờ Luật sư của LVN Group tư vấn: tôi và vợ kết hôn được 5 năm đến nay đã có 2 cháu, 1 trai 1 gái. Trong quá trình sinh sống đã nảy sinh mâu thuẫn giữa 2 vợ chồng, hiện tại 2 vợ chồng tôi đồng thuận ly hôn:
1. Về tài sản vợ chồng tôi có mua 1 nhà cấp 4, toàn bộ tiền mua nhà là lấy bìa đất thế chấp ngân hàng, hiện tại giá đất tăng gần gấp đôi, ngoài ra không có tài sản gì có giá trị khác. Tôi thống nhất là sau khi ly hôn tôi không lấy bất kỳ tài sản gì ngoài quân tư trang cá nhân?
2. Về con chung: tôi muốn nuôi cháu lớn (gần 4 tuổi) tuy nhiên vợ tôi kg nhất trí đòi quyền nuôi cả hai, trong trường hợp như vậy tôi phải làm gì để được quyền nuôi 1 cháu. Thu nhập của tôi hiện tại là 11 triệu đồng/tháng. (tôi công tác trong lực lượng cand, quân hàm đại uý, chức vụ đội phó).
Mong quý Luật sư của LVN Group tư vấn giúp.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, Quyền ly hôn:

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 việc giải quyết thủ tục ly hôn có thể tiến hành theo 2 hướng:

1/ Thuận tình ly hôn: cả hai cùng đồng ý ly hôn và cùng ký tên trên đơn và thỏa thuận được các vấn đề về quyền nuôi con sau khi ly hôn và phân chia tài sản không còn tranh chấp gì.

2/ Đơn phương ly hôn (Yêu cầu ly hôn từ 1 phía): Trường hợp 1 bên vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn thì có thể giải quyết theo hướng đơn phương ly hôn.

Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014quy định về quyền ly hôn như sau: “Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn”. Đồng thời, Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn

Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về quyền ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Thứ hai, Về quyền nuôi con sau khi ly hôn:

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Như vậy: Đối với trường hợp thuận tình ly hôn thì hai bên phải thỏa thuận được hết các vấn đề về tài sản và con chung nếu có tranh chấp về quyền nuôi con thì có thể chuyển hướng đơn phương ly hôn.Trong trường hợp này của anh có một bé lớn gần 4 tuổi thì theo quy định tại Điều 81, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi và con từ 3 tuổi trở lên vợ chồng thỏa thuận còn nếu không thể thỏa thuận tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Vậy anh hoàn toàn được quyền giành quyền nuôi cháu lớn gần 4 tuổi và anh phải đưa ra các căn cứ chứng minh các vấn đề thu nhập, nhà ở, các điều kiện tốt nhất để chăm sóc đứa trẻ, Toàn án sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng ai sẽ được quyền nuôi con sau khi ly hôn.

>> Tham khảo thêm nội dung: Ly hôn đơn phương nhanh chóng và giành quyền nuôi con?

4. Hướng dẫn giành quyền nuôi con khi vợ không dạy con tốt?

Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
Anh và chị dâu em cưới nhau được 1 năm 4 tháng. Chị dâu em sinh năm 1994, không việc làm. Anh của em làm bảo vệ xa nhà nên chị dâu ở với bố mẹ chồng. Bố mẹ em tâm lý, chiều con chiều cháu, nhưng ngược lại chị dâu em lại không biết điều. Khi mới cưới về thì được 1 thời gian đã tỏ vẻ, nói chuyện với người lớn trống không, quát nạt lại bố mẹ chồng. Chị sinh con được 4 tháng thì càng bộc lộ tính khí đó, lúc nào cũng cáu gắt với chồng và bố mẹ chồng.
Bố mẹ em nói bầu bí nên chị dâu thay đổi tính nết, không phàn nàn nhiều, nhưng em nghĩ thay đổi tính nết không có nghĩa là được láo toét với người lớn. Chị em còn giận cá chém thớt, cho con ăn thì cháu không ăn, cháu nôn thì liên mồm quát mắng nó, lại bắt nó ăn, khác gì hành hạ con trẻ, em nghĩ đến mà ứa nước mắt. Chị dâu em còn đi kể với bọn trẻ con là tao viết đơn ly hôn rồi này nọ khác nữa. Cả gia đình em đều ủng hộ 2 người chia tay, nhưng chỉ sợ không được nuôi đứa bé thôi ạ, vì cháu còn quá nhỏ, tội lắm! Nếu để mẹ nuôi thì em sợ chị dâu dậy con bằng đòn roi chứ không phải bằng lời hay ý đẹp.
Giờ gia đình em phải làm sao để sau khi ly hôn anh của em được nuôi cháu ạ? Xin Luật sư của LVN Group giúp đỡ gia đình em! Em xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty. Luật LVN Group xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Như bạn đã mô tả, chị dâu của bạn hiện không có việc làm, không cư xử đúng mực với bố mẹ chồng cũng như nuôi con không tốt. Anh của bạn hoàn toàn có thể ra Tòa yêu cầu xin ly hôn với chị dâu bạn theo quy định tại khoản 1 điều 51 và khoản 1 điều 56 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 .

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. “

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tuy nhiên, pháp luật không cho phép người chồng có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoăc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi (cháu bé con của anh chị bạn hiện dưới 12 tháng tuổi) (theo quy định tại khoản 3 điều 51 ở trên). Vì vậy, để có thể ly hôn, anh của bạn cần đợi khi cháu đủ 12 tháng tuổi. Nếu không thỏa thuận được với vợ để có được quyền trực tiếp nuôi con (dưới 36 tháng tuổi), theo khoản 3 điều 81, anh của bạn cần chứng minh được với Tòa, vợ không có đủ điều kiện tài chính, không đủ khả năng trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con tốt bằng anh của bạn.

“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo đó, anh bạn phải chứng minh được việc chị dâu bạn đối xử với con trong thời gian qua, nếu chị dâu bạn có hành vi hành hạ con, ngược đãi con thì cũng không được xem xét cho trực tiếp nuôi con.

>> Tham khảo nội dung: Con trên 3 tuổi thì quyền nuôi con thuộc về ai?

5. Ly hôn hơn 3 tháng (đã có thai khi đang ly hôn) thì cần làm gì để có quyền nuôi con?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Mẹ đã ly dị ba hơn 3 tháng và đã có thai sinh được một bé trai và đã làm khai sinh cho bé mang họ ba em nhưng sợ gia đình biết nên mẹ em đã giấu và gửi người khác nuôi hộ.

Người nuôi hộ đã được công an địa đến xác mình và tình nghi là bắt cóc con của mẹ em và đã đến nhà em và xác nhận ở địa phương nhưng ai cũng nói rằng mẹ em không có bầu vì lúc mẹ em có bầu bụng vẫn chưa lớn đã phải sinh nên điều đó mọi người nói không có là điều đương nhiên. Nhưng công an muốn ba em đến phường để xác nhưng ba em không đi vì nghi không phải con của ba em.

Xin hỏi Luật sư của LVN Group bây giờ mẹ em phải làm sao để có thể đem con mình về nuôi khi hộ khẩu đã nhập tên em ấy và đã có khai sinh hợp lệ ?

Xin Luật sư của LVN Group tư vấn cách để mẹ em có thể tự mang em bé về mà không cần đến ba em.

Ly hôn hơn 3 tháng (đã có thai khi đang ly hôn) thì cần làm gì để có quyền nuôi con ?

 

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ và yêu cầu cấp dưỡng, là một trong những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. Như vậy, khi bạn gửi đơn lên tòa án yêu cầu xác định mẹ cho con và được tòa thụ lí giải quyết vụ việc dân sự này. Khi tòa án thụ lí giải quyết đơn yêu cầu của bạn thì lúc đó phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đương sự.

Căn cứ vào Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về xác định cha, mẹ:

“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định”.

Các trường hợp xác định cha, mẹ cho con (con chung của vợ, chồng) bao gồm:

+ Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, hoặc do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ, chồng.

+ Con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân (đây là con chung của vợ, chồng).

+ Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ, chồng.

Với trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa xác nhận.

Thứ hai, theo Điều 102 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình quy định về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định:

1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.

3. Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.

4. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.

5. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của Luật giám định tư pháp.

Như vậy, bạn có thể làm thủ tục xác định cha, mẹ cho con và bạn có nghĩa vụ cung cấp ADN để Tòa án tiến hành xem xét, thụ lý và giải quyết.

>> Xem ngay: Tư vấn về quyền nuôi con khi vợ có dấu hiệu tâm thần ?

6. Ai có quyền nuôi con sau khi quyết định ly hôn?

Mình và chồng ly hôn được 1 năm. Theo thỏa thuận thì mình được nuôi con. Mình đồng ý cho chồng mình được thoải mái qua thăm con, nhưng hạn chế việc đưa con về gia đình bên chồng. Liệu mình có vi phạm pháp luật không?
Mình có thể hạn chế quyền thăm nom của người nhà bên chồng ở mức nào và như vậy có sai không? chồng mình luôn hăm dọa là sẽ bắt con về. Chồng mình hiện sắp đi du hoc 3 năm, lúc đó con mình sẽ 7 tuổi. Mình muốn hỏi là nếu lúc đó chồng mình về nước và giành quyền nuôi con có được không ? Cảm ơn luật LVN Group!

Ai có quyền nuôi con sau khi quyết định ly hôn

Luật sư trả lời:

Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Như vậy, chồng cũ của bạn hoàn toàn có quyền tự do đến thăm con mà không nhất thiết phải được sự cho phép của bạn và không hạn chế số lần thăm nom. Bạn không được cản trở người không trực tiếp nuôi con (cha của cháu) trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Việc bạn hạn chế cha của cháu đưa cháu về bên gia đình nhà chồng có vi phạm hay không còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận của 2 người, cũng như nội dung trong bản án ly hôn có ghi nhận về quyền này của cha cháu hay không. Bởi vì, pháp luật chỉ quy định người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được phép “thăm nom con” mà không quy định cho phép đưa con đi chơi hay đưa về nhà mình để chăm sóc.

– Nếu xét thấy việc đưa con về nhà của cha cháu ảnh hưởng xấu đến nuôi dưỡng, giáo dục, cũng như đến việc học tập, sinh hoạt của cháu và bạn có thể đưa ra chứng cứ về việc chồng cũ luôn hăm dọa sẽ bắt con về để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của cha cháu.

Điều kiện 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Nếu chồng bạn có căn cứ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ phù hợp với những lợi ích của con thì chồng cũ có thể yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con. Khi đó, con bạn đã 7 tuổi thì việc thay đổi phải xem xét về ý kiến, nguyện vọng của con xem con muốn ở với ai.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, số: 1900.0191 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hôn nhân – Công ty Luật TNHH LVN Group