Nay em chuyển sang làm việc tại công ty mới và muốn rút sổ bảo hiểm từ công ty cũ về nhưng công ty cho biết em phải hoàn thành hết nghĩa vụ đóng BHXH từ năm 2012 ( năm em bắt đầu làm việc ) đến nay thì mới cho rút sổ về . Thưa Luật sư của LVN Group, em phải làm thế nào để đòi lị quyền và  lợi ích hợp pháp của mình . 

Em xin chân thành cảm ơn !

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật lao độngcủa Công ty Luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn luật lao động trực tuyến gọi 1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13;

2. Nội dung tư vấn : 

Theo quyđịnh của bộ luật lao động 2012 người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ như sau:

” Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

…………. 

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;

c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.”

Trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định trong luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

” Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật này.”

Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn, nếu nguời sử dụng lao động cố tình không tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại gửi lên tòa án nhân dân cấp huyện nới công ty đặt trụ sở để được giải quyết vấn đề của mình.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  1900.0191  hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group