Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của công ty Luật LVN Group

Trả lời:

Chào bạn, rất hân hạnh được trả lời câu hỏi của bạn.

1. Cơ sở pháp lý:

Luật Việc làm năm 2013.

Nghị định 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ Hướng dẫn Luật Việc làm 2013 về Bảo hiểm thất nghiệp.

Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài.

2. Nội dung tư vấn:  

Điều 52 Luật Việc làm 2013 quy định về việc thông báo tìm kiếm việc làm như sau:

“1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;

b) Trường hợp bất khả kháng.

2. Đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì người lao động có trách nhiệm thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp”.

Theo quy định này, việc thông báo tìm kiếm việc làm của người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là bắt buộc, hay nói cách khác người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nghĩa vụ thông báo về việc tìm kiếm việc làm. Nếu người lao động không thông báo thì được coi là vi phạm nghĩa vụ.

Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng quy định chi tiết vấn đề tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp người lao động vi phạm nghĩa vụ thông báo tìm kiếm việc làm.

Trường hợp của bạn, khi bạn đã có việc làm rồi mà không thông báo cho Trung tâm dịch vụ việc làm nhằm mục đích hưởng trợ cấp thất nghiệp là bạn đã vi phạm nghĩa vụ của mình. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình như sau:

– Bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai báo không trung thực:

Điều 27 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội:

“1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp”.

– Bị truy thu số tiền trợ cấp thất nghiệp đã hưởng:

Khoản 3 Điều 27 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định:

Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 … Điều này”.

Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ emailhoặc qua Luật sư tư vấn pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội trực tuyến gọi: 1900.0191  .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group