Tháng 7/2016 công ty M tiến hành sắp xếp lại nhân sự, và điều động A đến Quảng Ninh làm việc trong thời gian 1 năm. Hết thời gian A đề xuất với giám đốc cho trở lại Hải Phòng làm việc vì hoàn cảnh gia đình có mẹ già đau ốm cần chăm sóc không thể đi làm xa vì bị công ty từ chối vì lý do trong hợp đồng nêu rõ : ” Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo duy trì hoạt động của bến cảng công ty có quyền yêu cầu người lao động đến làm việc theo các địa điểm của công ty phân bổ.

Hỏi việc làm của công ty M đối với yêu cầu của anh A có đúng theo quy định của pháp luật không?  Cảm ơn Luật sư của LVN Group!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 6 Bộ luật lao động năm 2012 

Căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 5 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của  người lao động 

Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động 2012

Nghị định 05/2015/NĐ-CP Nghị định Chính Phủ quy định chi tiết Bộ Luật lao động 2012 

2. Luật sư tư vấn:

Quyết định điều chuyển của công ty M đối với A là có hợp pháp bởi lẽ , giữa công ty M và A đã kí hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ tháng 2/2013 hơn nữa trước khi kí hợp dồng A cam kết sẽ làm việc cho công ty M ít nhất 5 năm. Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 6 BLLĐ 2012 quy định như sau:

” Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động” 

Như vậy theo điểm a khoản 1 điều 6 trong trường hợp cần thiết để đảm bảo duy trì hoạt động của bến cảng công ty có quyền yêu cầu người lao động đến làm việc tại các địa điểm theo yêu cầu của công ty, quyết định điều chuyển của công ty M là hợp pháp vì hai bên đã có sự thỏa thuận ngày từ đầu trong hợp đồng lao động và A đã chấp thuận điều khoản này trong hợp đồng

Căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 5 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của  người lao động như sau:

” Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể”

A đã giao kết hợp đồng với công ty M nên phải thực hiện đúng những gì đã giao kết, làm việc theo sự phân công chỉ đạo, sắp xếp của công ty M. A đã cam kết làm cho công ty M trong thời hạn 5 năm thế nhưng chưa hết thời hạn cam kết trong hợp đồng A lại muốn quay về Hải Phòng làm việc như vậy A đã không thực hiện đúng theo như những gì đã cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng.

Việc công ty M từ chối cho anh A quay về Hải Phòng làm việc là hợp pháp bởi lẽ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 31 BLLĐ 2012 như sau : ” 

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động”. 

Hơn nữa theo nghị định 05/NĐ-CP Nghị định Chính Phủ quy định chi tiết Bộ Luật lao động 2012 như sau:

Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác

Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

Như vậy để đảm bảo nhu càu sản xuất kinh doanh của công ty được tiesn hành theo đúng tiến độ công ty M hoàn toàn được quyền yêu cầu anh A ở lại Quảng Ninh làm việc và từ chối việc cho anh A quay trở lại Hải Phòng. Tuy nhiên anh A nếu thấy quy định của Công ty M không thỏa đáng thì có quyền thỏa thuận và thương lượng lại với công ty. Việc điều chuyển lao động phải được sự đồng ý bằng văn bản của người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 8 nghị định 05/2015/NĐ-CP”

” Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản “.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật lao động về điều chuyển người lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động – Công ty luật LVN Group