Nhưng lãnh đạo đơn vị của em chỉ đạo Văn thư đóng dấu khống chỉ treo trên mép trái của nửa tờ giấy A4 để sử dụng cho việc in phiếu thu, chi của phòng Kế toán sử dụng. Em thực hiện theo chỉ đạo, nhưng yêu cầu ký nhận số lượng tờ sau khi đã đóng dấu treo xong.

Luật sư cho em hỏi Văn thư thực hiện như vậy có đúng quy định không ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật dân sựcủa Công ty luật LVN Group.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật LVN Group. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật Hình sự năm 2009

Nghị định 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư.

Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội

2. Nội dung phân tích:

Khoản 2 điều 25 nghị định 110/2004 của Chính phủ về công tác văn thư quy định : 

“Con dấu của cơ quan, tổ chức phải được giao cho nhân viên văn thư giữ và đóng dấu tại cơ quan, tổ chức. Nhân viên văn thư có trách nhiệm thực hiện những quy định sau:

a) Không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền;

b) Phải tự tay đóng dấu vào các văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức;

c) Chỉ được đóng dấu vào những văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của người có thẩm quyền;

d) Không được đóng dấu khống chỉ.”

Điều 32 nghị định 110/2004/NĐ-CP nêu rõ:” người nào vi phạm quy định của nghị định này,tùy theo tính chất mức độ vi phạm bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự”

Khoản 3 điều 15 nghị định 73/2010/NĐ-CP  quy định xử phạt trong hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội :

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không nộp lại con dấu, giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu hoặc không nộp con dấu theo đúng thời hạn khi có quyết định thu hồi của cấp có thẩm quyền;

b) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ không có nội dung;

c) Đóng dấu vào văn bản, giấy tờ chưa có chữ ký của cấp có thẩm quyền hoặc chữ ký của cấp không có thẩm quyền;

d) Không có giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu;

đ) Mượn, cho mượn con dấu; sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức khác để hoạt động.”

 Điều 285 Bộ luật hình sự năm 2009  Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng

“1. Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 144, 235 và 301 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”

Như vậy theo quy định của pháp luật thì việc Văn thư đóng dấu khống chỉ là trái pháp luật ( kể cả do lãnh đạo đơn vị chỉ đạo). Việc quản lý và đóng dấu là nhiệm vụ của người Văn thư. Do đó khi vi phạm về sử dụng con dấu bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu hình sự.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group