Hiện tại em đang là sinh viên chuyên ngành luật em có một bài báo cáo chuyên sâu về môn Luật Sở hữu trí tuệ với đề tài “quyền được hưởng nhuận bút, thù lao liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả”. Em gặp khó khăn ở mục chủ thể quản lý hoạt động trả tiền nhuận bút, thù lao và các biện pháp xử lý khi quyền được hưởng nhuận bút, thù lao của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bị xâm phạm ?
Cuối cùng em xin cám ơn Luật sư đã trả lời thắc mắc của em giúp em có hướng đi đúng trong bài và có những kiến thức hữu ích.
Xin kính chào Luật sư!
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, công ty Luật LVN Group.
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ gọi số:1900.0191
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN Group, căn cứ vào các thông tin bạn cung cấp xin tư vấn như sau:
CƠ SỞ PHÁP LÝ;
– Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009
– Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệvà quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
– Nghị định số 119/2010/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệvề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
– Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN năm 2014 hợp nhất Nghị định quy định và hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
NỘI DUNG TRẢ LỜI:
Chủ thể quản lý hoạt động trả tiền nhuận bút, thù lao:
Các quyền quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ 2005 phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả (khoản 2, khoản 3 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005). Như vậy, khi cá nhân, tổ chức khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ quyền tác giả thì phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
Căn cứ quy định tại Điều 11 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ:
“1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hoá – Thông tin, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo thẩm quyền.
5. Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.”
Như vậy, theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì Chính phủ, Bộ văn hóa, Thể thao và du lịch, Bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về quyền tác giả trong phạm vi, quyền hạn của mình.
Các biện pháp xử lý khi quyền được hưởng nhuận bút, thù lao của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả bị xâm phạm.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 105/2006/NĐ-CP, áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền tác giả nói riêng, đó là:
“Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định sau đây:
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 7875 của Luật Sở hữu trí tuệ, theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự”.
Điều 29 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN năm 2014 quy định các biện pháp xử lý hàng hóa xâm phạm như sau:
“1. Đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó thì cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm áp dụng một trong các biện pháp sau đây:
a) Phân phối không nhằm mục đích thương mại hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Điều 30 của Nghị định này;
b) Tiêu hủy theo quy định tại Điều 31 của Nghị định này;
c) Buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ loại bỏ các yếu tố xâm phạm và đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh là hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu; nếu không loại bỏ được yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó thì áp dụng biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Đối với hàng hóa nhập khẩu, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu thì tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng biện pháp buộc loại bỏ yếu tố xâm phạm và biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
2. Đối với hàng hóa xâm phạm mà không phải là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, thì cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng các biện pháp buộc chủ hàng, người vận chuyển, người tàng trữ hàng hóa loại bỏ yếu tố xâm phạm khỏi hàng hóa và áp dụng các biện pháp thích hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa xâm phạm mà không phải là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó, thì cơ quan xử lý xâm phạm áp dụng biện pháp thích hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Nguyên liệu, vật liệu, phương tiện có chức năng duy nhất nhằm tạo ra, khai thác thương mại hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm hoặc thực tế chỉ được sử dụng duy nhất cho mục đích đó thì bị coi là nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm.
4. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan xử lý xâm phạm quyết định áp dụng các biện pháp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này hoặc biện pháp khác, nếu xét thấy thích hợp. Trong quá trình ra quyết định xử lý xâm phạm cơ quan xử lý có thể xem xét đề nghị của các bên liên quan về việc xử lý xâm phạm”.
Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0191.
Trân trọng./.
BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ.