1. Xâm phạm quyền tác giả bị xử lý thế nào ?

Thưa Luật sư! Tôi có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Trình tự, thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả bằng biện pháp hành chính/dân sự/hình sự là gì ạ? Và thời hiệu xử lý các hành vi xâm phạm quyền tác giả là bao lâu?
Tôi chân thành cám ơn Luật sư! Kính thư !
Người gửi: M

>> Tư vấn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gọi: 1900.0191

Trả lời

1.1. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự

– Thụ lý vụ án:

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, Tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
– Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
– Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
– Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
– Hòa giải vụ án dân sự:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 205 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Trong trường hợp hòa giải thành thì hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận thì thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một thẩm phán được chánh án tòa án phân công ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi Quyết định đó cho các đương sự và viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được Tòa án ban hành. Đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị phúc thẩm đối với quyết định này.
Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.
– Chuẩn bị xét xử:
Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

“Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
– Mở phiên tòa xét xử và tuyên án:
Theo quy định tại Điều 222 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, gồm: Nguyên đơn, Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: 2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.”

1.2. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự

Khi xác định có dấu hiệu của tội phạm, cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án và tiến hành điều tra vụ án. Sau khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệu liên quan đến việc khởi tố bị can đó cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố.
Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khởi tố bị can, Viện kiểm sát phải quyết định phê chuẩn hoặc quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can và gửi ngay cho Cơ quan điều tra.
Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau: Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng; Trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

1.3. Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính

– Lập biên bản vi phạm hành chính

+ Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự trong Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền được thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài), công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 47 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động ở Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có một trong các căn cứ sau đây:

Trực tiếp phát hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ;

Nhận được văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước sở tại về hành vi vi phạm của người lao động;

Nhận được văn bản thông báo của người sử dụng lao động ở nước ngoài về hành vi vi phạm của người lao động. Nội dung văn bản thông báo phải được kiểm tra, xác minh tính chính xác trước khi lập biên bản.

+ Việc lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

+ Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho người vi phạm và phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền để xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

+ Biên bản do công chức, viên chức trong Ủy ban nhân dân các cấp nơi người vi phạm cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài đang thi hành công vụ lập thì gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Biên bản do công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh Xã hội đang thi hành công vụ lập thì gửi cho Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước;

+ Biên bản do Thanh tra viên Lao động – Thương binh và Xã hội lập thì gửi cho Chánh Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

+ Biên bản do viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự trong Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập thì gửi cho Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

– Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 35 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp người vi phạm không có yêu cầu giải trình trong thời hạn quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 61 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.

+ Đối với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính được gia hạn không quá 30 ngày theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012

– Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho người bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị xử phạt cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài để thi hành và gửi cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người bị xử phạt cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính để theo dõi.

Trường hợp Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ra quyết định xử phạt thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định, quyết định xử phạt phải gửi về Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) để chuyển cho các cơ quan nói trên.

+ Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính không thể giao trực tiếp cho người vi phạm do không xác định được nơi ở, nơi làm việc của người bị xử phạt thì quyết định xử phạt vi phạm hành chính được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị xử phạt trước khi đi làm việc ở nước ngoài, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nơi đã ra quyết định xử phạt và được gửi cho gia đình người bị xử phạt hoặc người bảo lãnh (nếu có).

– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

+ Người bị xử phạt vi phạm hành chính có thể nộp tiền phạt tại cơ quan thu tiền phạt ở Việt Nam hoặc tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Điều 55 của Nghị định 28/2020/NĐ-CP

+ Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả cấm đi làm việc ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền cấp xã nơi người bị xử phạt cư trú không được xác nhận hồ sơ cho người đó để đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn đã ghi tại quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

– Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

+ Trường hợp người bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn quy định, thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người bị xử phạt cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài để ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài ra quyết định xử phạt thì việc chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trong nước được thực hiện thông qua Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội).

+ Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

1.4. Thời hiệu

– Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm; Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.

– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về xâm phạm quyền tác giả là 2 năm (Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

– Tùy từng tình tiết mà thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự về xâm phạm quyền tác giả là 5, 10 năm.

2. Quyền tác giả và các quy định của Pháp luật về quyền tác giả liên quan.

Phần này đề cập đến các nội dung chính sau: tác phẩm được bảo hộ; tác giả của tác phẩm; các quyền của tác giả; các giới hạn bảo hộ quyền tác giả; thời hạn bảo hộ. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm)

Quyền tác giả và các quy định của Pháp luật về quyền tác giả liên quan.

2.1. Tác phẩm được bảo hộ

Tác phẩm được luật pháp quốc gia và Công ước Berne bảo hộ quyền tác giả là những tác phẩm thuộc về văn học, nghệ thuật và khoa học. Theo luật Việt Nam, nó bao gồm các loại hình: văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự khác, bài phát biểu, bài giảng, tác phẩm sân khấu, điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, âm nhạc, tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, chương trình máy tính.

Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ quyền tác giả trong trường hợp không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để sáng tạo tác phẩm phái sinh. Tuy nhiên chỉ những tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo, không sao chép từ tác phẩm khác mới thuộc loại hình được bảo hộ.

Các tin tức thời sự chỉ mang tính chất thông tin không có tính sáng tạo, vì vậy không được bảo hộ. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các cơ quan hành chính, thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của nó, và các khái niệm, nguyên lí, số liệu cũng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả.

2.2. Tác giả của tác phẩm

Tác giả là những người bằng lao động trí tuệ của mình, trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện dưới dạng vật chất nhất định.

Những người làm các công việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn cũng được coi là tác giả của tác phẩm phái sinh này.

Trong trường hợp có từ hai người trở lên cùng trực tiếp tham gia sáng tạo tác phẩm thì họ là đồng tác giả của tác phẩm.

Tác giả được bảo hộ phải là công dân Việt Nam và công dân nước ngoài sáng tạo tác phẩm trên lãnh thổ Việt Nam hoặc của tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam, hoặc theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.

Với khái niệm trên, chỉ những người trực tiếp làm ra tác phẩm thông qua hoạt động của tư duy sáng tạo mới được coi là tác giả. Những người cung cấp tư liệu, góp ý kiến cho việc sáng tạo, làm phản biện, hướng dẫn khoa học không thể là tác giả của tác phẩm. Kết quả của lao động do tư duy sáng tạo mang lại phải định hình dưới dạng vật chất nhất định (trên giấy, phim nhựa, băng đĩa từ, băng đĩa lade, gỗ, kim loại hoặc bất kì loại hình vật chất nào đã có và sẽ có trong tương lai). Điều đó có nghĩa quyền tác giả không phát sinh đối với những ý tưởng sáng tạo, pháp luật không bảo hộ ý tưởng. Pháp luật chỉ bảo hộ những ý tưởng về văn học, nghệ thuật và khoa học đã được hình thành bằng tác phẩm và định hình ở bất kì dạng vật chất nào.

2.3. Các quyền của tác giả

Tác giả có quyền tinh thần và quyền kinh tế đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra. Theo pháp luật Việt Nam là quyền nhân thân và quyền tài sản.

Quyền nhân thân bao gồm:

– Quyền đứng tên tác giả trên bản gốc và bản sao tác phẩm. Tác giả có quyền lựa chọn việc đứng tên thật, bút danh hoặc có thể chủ động không đứng tên, để tác phẩm của mình ở “tình trạng khuyết danh”. Quyền này của tác giả là quyền yêu cầu được ghi tên tác giả trên bản gốc, bản sao tác phẩm, quyền được nêu tên khi biểu diễn, phát sóng tác phẩm.

– Quyền đặt tên tác phẩm là quyền quan trọng của tác giả để “khai sinh” cho tác phẩm của mình.

– Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền ngăn cấm hoặc cho phép người khác khai thác, sửa chữa tác phẩm của mình. Quyền này còn ngăn chặn người khác xuyên tạc, xâm phạm tới uy tín, danh dự của mình. Người biên tập có thể thực hiện việc sửa chữa tác phẩm, do sự thay đổi các chuẩn mực xã hội, ngôn từ và chính tả, nhưng phải được sự đồng ý của tác giả.

– Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của mình. Việc công bố hay chưa công bố tác phẩm tùy thuộc vào quyết định của tác giả.

– Trong các quyền trên, quyền đứng tên, quyền đặt tên và quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là quyền được pháp luật quốc gia và quốc tế bảo hộ vô thời hạn và không được chuyển giao. Quyền công bố tác phẩm là quyền có thể để lại thừa kế, chuyển giao cho tổ chức, cá nhân khác.

Quyền tài sản: là các quyền độc quyền do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao, bao gồm:

Quyền làm tác phẩm phái sinh

Làm tác phẩm phái sinh là quyền do tác giả tự thực hiện hoặc cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình để sáng tạo ra tác phẩm mới. Tác phẩm mới này được gọi là tác phẩm phái sinh, như tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm chuyển thể, cải biên, phóng tác, phiên âm, chú giải.

Người làm tác phẩm phái sinh chỉ có quyền tác giả khi không gây phương hại tới quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để sáng tạo ra tác phẩm phái sinh. Điều này có nghĩa, phải có sự thỏa thuận trước khi sử dụng để sáng tạo tác phẩm phái sinh.

Cải biên là việc sáng tạo ra tác phẩm mới, từ tác phẩm đã có bằng việc tạo thêm những yếu tố ngôn từ sáng tạo mới. Phóng tác có nghĩa là việc thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm, chẳng hạn như chuyển đổi tác phẩm nhiếp ảnh thành tác phẩm hội họa, hoặc tác phẩm điêu khắc. Chuyển thể là việc thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm đã có nhưng vẫn giữ nội dung tác phẩm được sử dụng để thực hiện việc chuyển thể. Chẳng hạn như chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện ảnh.

– Quyền sao chép tác phẩm

Quyền sao chép là một trong các quyền quan trọng của tác giả. Việc xuất bản một tác phẩm là một hình thức sao chép tác phẩm, nó là hình thức sao chép cổ điển nhất.

Việc ghi âm, ghi hình bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết trình, việc vẽ lại tranh là hình thức sao chép thuộc quyền sao chép tác phẩm.

Việc sao chép một phần hay toàn bộ tác phẩm phải được sự đồng ý của tác giả, không phân biệt hình thức, phương tiện được sử dụng để sao chép, kể cả sao chép điện tử.

– Quyền biểu diễn

Quyền biểu diễn tác phẩm theo luật nhiều quốc gia là quyền biểu diễn trước công chúng ở bất kì địa điểm và thời gian nào với số lượng quần chúng đủ lớn, ngoại trừ phạm vi gia đình, như biểu diễn nhạc kịch tại nhà hát, đọc truyện, ngâm thơ trên đài phát thanh, truyền hình. Nó còn bao gồm cuộc biểu diễn gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình được phát qua các thiết bị tương thích ở các địa điểm kinh doanh, thương mại như trên máy bay, sàn nhảy, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ karaoke v.v…

– Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc bản sao tác phẩm

Quyền phân phối bản gốc, bản sao tác phẩm do chủ sở hữu thực hiện hoặc cho người khác thực hiện bằng việc sử dụng bất kì hình thức, phương tiện kĩ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác. Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn bao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng.

– Quyền truyền đạt tác phẩm

Là quyền đưa tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện kĩ thuật nào để công chúng có thể tiếp cận được tại bất kì địa điểm và thời gian nào do họ lựa chọn.

– Quyền cho thuê tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính

Quyền cho thuê tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính là quyền độc quyền của chủ sở hữu. Nó là việc cho thuê để sử dụng có thời hạn, do chủ sở hữu quyền tác giả và bên sử dụng thỏa thuận theo hợp đồng.

Các quyền tài sản và quyền nhân thân của tác giả nêu trên tự động phát sinh ngay sau khi tác phẩm được hình thành dưới dạng vật chất nhất định. Các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm phải thực hiện nghĩa vụ pháp lí với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng tiền nhuận bút, thù lao và lợi ích vật chất khác từ việc cho phép tổ chức, cá nhân khác khai thác, sử dụng tác phẩm.

3. Các giới hạn bảo hộ quyền tác giả

Luật quốc gia và Công ước Berne có một số giới hạn sau:

Luật một số quốc gia, trong đó có Việt Nam không bảo hộ đối với các tin tức thời sự thuần túy đưa tin, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, tư pháp và bản dịch chính thức chúng. Nó còn bao gồm các khái niệm, nguyên lí, số liệu, quy trình, hệ thống phương pháp hoạt động.

Việc định hình tác phẩm là điều kiện bắt buộc của việc bảo hộ được luật của hầu hết các quốc gia và Công ước Berne quy định. Theo luật Việt Nam, bài phát biểu, bài nói khác cũng phải được định hình mới được bảo hộ.

Liên quan đến giới hạn quyền, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới đã đề xuất “nguyên tắc phép thử ba bước” để các quốc gia xây dựng luật pháp phù hợp. Giới hạn quyền chỉ là những trường hợp đặc biệt phải ghi rõ tại luật; nó không thể làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường; không gây phương hại đến quyền của chủ sở hữu. Việc khai thác, sử dụng tác phẩm được luật các quốc gia quy định giới hạn trong các trường hợp sử dụng nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc chính sách xã hội, nhân đạo. Thông thường được phân thành 2 loại:

+ Loại thứ nhất là việc sử dụng tự do, tức việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền, như việc sao chép không quá 1 bản, nhập khẩu không quá 1 bản cho mục đích nghiên cứu cá nhân, giáo dục; chuyển sang chữ nổi cho người khiếm thị; trích dẫn hợp lí phục vụ cho một phóng sự báo chí, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học… Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng ở loại này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật tạo hình, chương trình máy tính. Mọi trường hợp sử dụng đều phải dẫn chiếu nguồn gốc xuất xứ, bao gồm tên tác phẩm, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản đối với tác phẩm được sử dụng để trích dẫn. Tất cả các trường hợp trích dẫn đều phải đặt trong ngoặc kép ( “… ”).

+ Loại thứ hai “cấp phép bắt buộc” là việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền. Trường hợp này luật Việt Nam cho phép các tổ chức phát sóng, các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh, thương mại được phép sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhưng phải trả tiền theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng tác phẩm. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố trong các trường hợp này không làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm của chủ sở hữu, không gây phương hại đến quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

– Giới hạn về thời hạn bảo hộ là việc quy định thời hạn bảo hộ, với quan niệm quyền tác giả không thể là giá trị vô hạn. Luật pháp đưa ra thời hạn bảo hộ nhất định đối với từng loại hình cụ thể. Đó là khoảng thời gian bắt đầu từ khi tác phẩm được định hình, đến lúc chấm dứt việc bảo hộ đối với quyền tài sản. Chỉ trong thời gian đó quyền tác giả mới tồn tại, kể cả khi tác giả đã chết nhằm bảo đảm quyền lợi cho người thừa kế. Sau khi kết thúc thời hạn bảo hộ, nó thuộc về công cộng, việc khai thác sử dụng sẽ ở tình trạng tự do. Tuy nhiên các tổ chức, cá nhân sử dụng phải tôn trọng quyền đứng tên, đặt tên và quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm.

Luật Việt Nam quy định thời hạn đó là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Trong trường hợp đồng tác giả thì thời hạn 50 năm, tính từ khi tác giả cuối cùng chết. Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu. Trong thời hạn 25 năm kể từ khi được định hình, nếu tác phẩm loại này chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, tính từ khi tác phẩm được định hình.

3. Quyền tác giả đối với chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu ?

Trả lời:

Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy.

Sưu tập dữ liệu là tập hợp có tính sáng tạo thể hiện ở sự tuyển chọn, sắp xếp các tư liệu dưới dạng điện tử hoặc dạng khác.

Việc bảo hộ quyền tác giả đối với sưu tập dữ liệu không bao hàm chính các tư liệu đó, không gây phương hại đến quyền tác giả của chính tư liệu đó.

4. Chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng có các nghĩa vụ gì?

>> Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Gọi:1900.0191

Trả lời:

Điều 191 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: Chủ bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau đây:

a) Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thoả thuận; trường hợp không có thoả thuận thì mức trả thù lao phải tuân theo quy định của pháp luật;

b) Nộp lệ phí duy trì hiệu lực Bằng bảo hộ giống cây trồng theo quy định;

c) Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng và duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo quy định.

2. Tác giả giống cây trồng có nghĩa vụ giúp chủ bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.

Tham khảo: Tải Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Tải luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009

5. Tư vấn đăng ký bảo hộ quyền tác giả ?

Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự giải đáp như sau: Hiện nay chúng tôi muốn đăng ký bảo hộ quyền tác giả của một cuốn sách giáo khoa. Tuy nhiên, tôi muốn tư vấn một số thông tin như sau: Đây là cuốn sách giáo khoa do chúng tôi viết, và đã được Bộ Y tế bảo hộ xuất bản. Trên bìa cuốn sách đó có ghi: “bản quyền thuộc Bộ Y tế”.

Tuy nhiên, cuốn sách này chưa có mã quốc tế ISBN. Vì vậy hiện nay có một số người sử dụng thông tin trong cuốn sách của chúng tôi mà không xin phép quyền tác giả. Vậy tôi mong được quý công ty tư vấn giúp: Chúng tôi có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho cuốn sách này không?

Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn Luật sở hữu trí tuệ gọi: 1900.0191

Trả lời

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm được sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Ngoài ra khi được công nhận là một tác phẩm thì quyền tác giả được bảo hộ tự động, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước hoặc được công bố hay chưa. Như vậy để một sản phẩm lao động trí tuệ của con người trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được coi là tác phẩm và được bảo hộ quyền tác giả thì phải thỏa mãn hai điều kiện bao gồm:

– Tính sáng tạo: Trên cơ sở quy định tại Điều 13, Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009), tính sáng tạo được thể hiện ở việc tác phẩm phải là kết quả của hoạt động sáng tạo trí tuệ trực tiếp của tác giả và được tạo ra lần đầu tiên bởi tác giả, không sao chép từ tác phẩm của người khác.

– Phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định: Pháp luật sở hữu trí tuệ không bảo hộ ý tưởng cũng như nội dung của tác phẩm mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng đó.

Như vậy, để được bảo hộ quyền tác giả thì các sáng tác của bạn phải thỏa mãn các điều kiện trên và không thuộc các trường hợp không được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ: 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật sở hữu trí tuệ – Công ty luật MInh KHuê