Trước đây tôi  làm cho công ty A ( ở TPHCM) tôi đã đóng BHXH với số sổ: …..395 được 1 năm 2 tháng và đã được chốt sổ. Tôi chuyển sang công ty mới là Công ty B, trong thời gian thử việc tôi đã gửi cuốn sổ BH số: …..395 cho công ty để tháng 8/2013 tiếp tục đóng BH cho tôi, nhưng công ty đã không đóng tiếp cho tôi vào cuốn sổ trên mà đóng cho tôi cuốn sổ mới số sổ: …487, tôi làm hết tháng 3/2015. Công ty Thông báo không gộp được sổ BH cho tôi vì tôi không có cuốn sổ….395 ( tôi đã gửi về công ty B rồi) và công ty DVV đã gửi trả tôi cuốn sổ ….487 để nộp sang Công ty mới là Công ty C đóng tiếp ( trong khi Công ty B vẫn giữ cuốn sổ …95 của tôi). Tôi làm ở công ty C hết tháng 7/2015 tôi nghỉ. Do thời gian quá lâu tôi không còn bằng chứng như Email, ký gửi văn thư để đối chứng với Công ty B khi cty phủ nhận không nhận được cuốn sổ hay không có cuốn sổ …395 ở Cty. Và tôi đã đến BH TP Hà Nội báo mất sổ 8012016395 và xin cấp lại sổ BHXH, nhưng kết quả không được vì tôi tham gia đóng BHXH tại TPHCM nên BH Hà Nội không giải quyết. Do xa tôi không vào TPHCM làm được tôi đã phải từ bỏ làm lại cuốn sổ BH …395 và tôi nhờ Công ty C hủy sổ BH ……395 để hoàn thành thủ tục chốt sổ BH cho tôi. Thì thứ 6 ngày 23/10/2015 tôi nhận được Thông báo từ Công ty B là tôi còn sót cuốn sổ …395 ở Công ty và nói gửi trả tôi cuốn sổ đó. Nhưng hôm nay ngày 26/10/2015 tôi đã gọi cho Công ty C hỏi BHXH TPHCM xem đã làm xong quá trình hủy BH …395 của tôi chưa( nếu chưa còn có thể rút lại hồ sơ và cứu vãn được) nhưng tôi đã được trả lời là đã hủy BH số …395 và đang chờ kết quả. Như vậy cuốn sổ BH …395 của tôi không còn có tác dụng gì cả. Tôi muốn hỏi như vậy Công ty B có trách nhiệm bồi thương thiệt hại đối với người người lao như tôi không? Nếu được bồi thường thì em cần làm những thủ tục gì? Và mức bồi thường của tôi là bao nhiêu? Giờ tôi không biết phải quyết như thế nào mong được sự giúp đỡ và tư vấn từ Luật sư của LVN Group. Tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật lao động của công ty luật LVN Group.

Tư vấn việc trách nhiệm của công ty khi giữ hộ sổ bảo hiểm xã hội?

Luật sư tư vấn luật lao động gọi: 1900 61 62

Trả lời.

Đối với câu hỏi của bạn công ty luật LVN Group xin hỗ trợ bạn trả lời như sau:

Căn cứ pháp lý.

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nội dung trả lời.

Theo quy định nếu bạn có bằng chứng chứng minh rằng bạn đã nộp số bảo hiểm ….395 cho công ty B, thì công ty B phải có trách nhiệm đối với bạn trong trường hợp công ty B không trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn đúng kịp thời thì đã vi phạm quy định về pháp luật lao động theo quy định tại điều 47 của luật lao động 2012.

” Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

4. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản thì tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết được ưu tiên thanh toán.”

Như vậy việc xử lý công ty không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo sổ cũ và làm mất thất lạc sổ cũ của bạn mà không trả lời cho bạn một lý do bằng văn bản là không tuân thủ quy định của pháp luật về lao động.

Về trách nhiệm của công ty đối với hành vi họ đã không trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn thì theo quy định tại khoản 2  điều 28 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động bảo hiểm xã hội và đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng quy định cụ thể như sau:

” Điều 28. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội. 

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động;

b) Không trả chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan bảo hiểm xã hội;

c) Làm mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội.”

Đối với trường hợp này, cần phải có bằng chứng chứng minh rằng công ty B đã không trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn đúng kịp thời vì công ty B đã làm thất lạc sổ bảo hiểm xã hội của bạn khi công ty B đang quản lý và giữ sổ bảo hiểm xã hội này của bạn. Khi có bằng chứng chứng minh hành vi có lỗi của công ty B là không trả lại sổ hoặc làm mất sổ hiểm xã hội của bạn thì công ty B đó phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn do lỗi của công ty gây ra. Và vấn đề của bạn ở đây có xảy ra tranh chấp lao động cá nhân xảy ra thì bạn có thể lựa chọn 2 phương án giải quyết theo quy định tại điều 201 và điều 202 của Bộ Luật lao động 2012 quy định cụ thể như sau:

Và trách nhiệm của công ty do hành vi có lỗi của công ty là không trả lại sổ hay làm mất mát sổ hiểm xã hội của bạn thì bạn công ty phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn do lỗi của công ty gây ra. Và vấn đề của bạn ở đây có xảy ra tranh chấp lao động cá nhân xảy ra thì bạn có thể lựa chọn 2 phương án giải quyết theo quy định tại điều 201 và điều 202 Luật lao động 2012 quy định cụ thể như sau:

” Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

1. Hoà giải viên lao động.

2. Toà án nhân dân.

Điều 201. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”

Và mức bồi thường thiệt hại bạn có thể được bồi thường sẽ dựa vào mức thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật của công ty gây ra.

Tuy nhiên, bạn cần chú ý: theo thông tin bạn cung cấp ” Do ở xa, nên tôi không vào TPHCM làm được tôi đã phải từ bỏ làm lại cuốn sổ BH …395 và tôi nhờ Công ty C hủy sổ BH số …395 để hoàn thành thủ tục chốt sổ BH cho tôi. Thì thứ 6 ngày 23/10/2015 tôi nhận được Thông báo từ công ty B là tôi còn sót cuốn sổ ….395 ở công ty và nói gửi trả tôi cuốn sổ đó. Nhưng hôm nay ngày 26/10/2015 tôi đã gọi cho công ty C hỏi BHXH TPHCM xem đã làm xong quá trình hủy BH …395 của tôi chưa (nếu chưa còn có thể rút lại hồ sơ và cứu vãn được) nhưng tôi đã được trả lời là đã hủy BH số ….395 và đang chờ kết quả. Như vậy cuốn sổ BH ….395 của tôi không còn có tác dụng gì cả.” 

Nếu với thông tin này, bạn chú ý là mức bồi thường thiệt hại cho bạn cũng cần xem xét đến yếu tố : do bạn ở xa nên bạn không vào thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục làm hồ sơ xin cấp lại và theo dõi tiếp cuốn sổ của mình, ngoài ra, bạn tự quyết định nhờ một công ty C làm thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội số …395 nên mới có kết quả là bị hủy thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội cũ của bạn.

Chính vì lý do này, cho nên nếu yêu cầu công ty B phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bạn thì cũng chưa đúng và chính xác, bởi tình huống này bạn có thể khắc phục để thiệt hại thực tế không đến mức như bạn đã nhận kết quả là hủy cuốn sổ bảo hiểm ..395 bạn nhé.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Trân trọng./.

BỘ PHẬN TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG