Trước đây công ty tuyển thường xuyên rất nhiều lao động nhưng gần đây công ty có vẻ hết việc nên chia công nhân ra làm 2 ca một ca đi hành chính và một ca đi đêm, tôi thắc mắc ở chỗ là công ty đang đi ca đêm từ 8 tiếng (từ 10h đến 6 giờ sáng có cả giờ ăn giữa ca trong đó ) thì lại đổi lại thời gian làm việc từ 9h tối tới 6 giờ sáng và bảo là nghỉ một giờ giữa ca ý là làm chỉ 8 tiếng, thứ hai nữa là công ty sắp xếp lịch làm việc cho công nhân đi làm liền cả tháng làm đêm như vậy (dù là vẫn nghĩ hai thứ 7 và bốn chủ nhật) phải chăng công ty không thể đuổi người nên công ty cố tình làm như vậy cho công nhân phải tự xin nghỉ , công ty chúng tôi thì chủ yếu là con gái . Tôi viết thư này mong phòng Luật sư của LVN Group giải đáp giúp xem công ty có vi phạm luật lao động không , tất cả các công nhân đều rất bức xúc, nếu công ty vi phạm luật lao động thì cần phàn ánh tới đâu để được chợ giúp .
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục hỏi đáp pháp luậtcủa Công ty Luật LVN Group.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.0191
Trả lời:
Kính chào bạn ! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ Luật lao động 2012.
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ luật lao động, Thứ nhất về phía người sử dụng lao động.
“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
“Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.”
Căn cứ theo khoản 1 Điều 107 và Điều 108 LLĐ thời giờ làm việc bình thường là không quán 8h trong một ngày và 48h trong một tuần. Người lao động làm việc liên tục 08 tiếng một ngày được nghỉ ít nhất giữa giờ là 30 phút nếu làm việc vào ban đêm sẽ được nghỉ giữa giờ 45 phút, thời giờ nghỉ ngơi này sẽ được tính vào thời giờ làm việc. Do đó việc phía công ty chuyển giờ bắt công nhân đi làm từ 21h đến 6 h sáng hôm sau tức là 9 tiếng trên một ngày với lý do là nghỉ 1 tiếng còn lại làm đủ 8 tiếng theo trường hợp của bạn là trái với quy định của pháp luật, đối với công nhân làm ca đêm thời gian làm việc bình thường sẽ là 8 tiếng trên một ngày, thời gian nghỉ giữa giờ là 45 phút sẽ nằm trong 8 tiếng này. Người sử dụng lao động chỉ có thể yêu cầu người lao động làm thêm 9 tiếng trên 1 ngày với điều kiện dựa trên sự thỏa thuận đồng ý của hai bên.
Ngoài ra về vấn đề người sử dụng lao động bắt công nhân phải làm ca đêm liên tục trong suốt một tháng và vẫn cho nghỉ 2 ngày thứ bảy và 4 ngày chủ nhật thì bạn cần phải xem xét lại hợp đồng lao động đã được kí kết trước đó đã có điều khoản quy định về thời giờ làm vào ca đêm trong tháng hay chưa, nếu đã có quy định rồi và công nhân đã kí hợp đồng lao động tức là đã đồng ý làm ca đêm theo quy định và công việc của công ty thì việc người sử dụng lao động bố trí làm đêm như vậy là hoàn toàn hợp pháp (ngoài việc vi phạm về thời giờ nghỉ ngơi nêu ) ngược lại nếu hai bên chưa thỏa thuận về vấn đề làm ca đêm mà người sử dụng lao động vẫn ép buộc công nhân phải làm đêm thì đây được coi là hành vi vi phạm pháp luật lao động căn cứ theo Điều 30 luật lao động 2012.
“Điều 30. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động hoặc theo thỏa thuận khác giữa hai bên.”
Thứ hai về phía người lao động.
Để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong trường hợp người sử dụng lao động vi phạm pháp luật lao động người lao động có thể làm đơn khiếu nại đến ban lãnh đạo công ty giải quyết theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện khởi kiện hành vi này của công ty tới Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi mà công ty có trụ sở.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.
Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email:Tư vấn pháp luật lao động bảo hiểm qua Emailhoặc tổng đài tư vấn trực tuyến 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.
Trân trọng.!.
Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty luật LVN Group