1. Khái quát về Ủy ban

Ủy ban Đặc trách nhân quyền châu Mỹ (hay còn gọi là Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ ) là cơ quan đầu tiên mà Tổ chức các nước châu Mỹ (Organization of American States (OAS)) thành lập để bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, Ủy ban Đặc trách nhân quyền thành lập năm 1959 và triển khai phiên họp đầu tiên vào năm 1960. Trụ sở ủy ban được đặt tại Washington DC, Hoa Kỳ với trợ giúp của một Ban thư kí thuộc Hội đồng thư kí. Ủy ban gồm bảy chuyên gia độc lập được bầu bởi Đại hội đồng OAS với nhiệm kì 4 năm. Trong các phiên họp, ủy ban tiếp nhận các cáo buộc liên quan tới lạm dụng nhân quyền từ cá nhân hoặc đại diện của các tổ chức.

Nhiệm vụ chính của ủy ban Đặc trách nhân quyền là tiếp nhận và giám sát các kiến nghị nhằm cáo buộc một quốc gia thành viên của OAS vối việc lạm dụng nhân quyền. Trong Tuyên bố châu Mỹ về quyền và nghĩa vụ của con người đã viết: Nhân quyền phổ biến được Ủy ban bảo vệ và do vậy mọi người hoàn toàn có quyền kiến nghị để được bảo vệ. Các nước đã thông qua Công ước châu Mỹ về nhân quyền sẽ nhận được sự bảo vệ theo Công ước và chịu sự giám sát của ủy ban.

2. Lịch sử hệ thống nhân quyền liên Mỹ

Hệ thống bảo vệ nhân quyền liên Mỹ nảy sinh khi chấp thuận Tuyên ngôn châu Mỹ về quyền và trách nhiệm của con người vào tháng 4 năm 1948 – một văn kiện nhân quyền quốc tế đầu tiên có tính cách tổng quát, có trước Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền trên 6 tháng.

Tòa án Nhân quyền liên Mỹ được thành lập năm 1959 và có cuộc họp đầu tiên vào năm 1960. Tòa án thực hiện chuyến viếng thăm tại chỗ lần đầu để thanh tra tình trạng nhân quyền trong một nước thành viên của “Tổ chức các quốc gia châu Mỹ” (nước Cộng hòa Dominica) năm 1961.

Một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của hệ thống đã được thực hiện vào năm 1965, khi Ủy ban được quyền xem xét các trường hợp vi phạm nhân quyền cụ thể. Từ ngày đó Tòa án đã nhận được hàng ngàn đơn xin cứu xét và đã xử lý trên 12.000 vụ riêng rẽ.

Năm 1969, các nguyên tắc hướng dẫn trong “Tuyên ngôn châu Mỹ về quyền và trách nhiệm của con người” được đưa ra soạn thảo lại và trình bày lại trong Công ước châu Mỹ về Nhân quyền. Công ước quy định rõ các quyền con người mà các bên ký kết phải tôn trọng và bảo đảm, và nó cũng đã đặt ra việc thành lập Tòa án Nhân quyền liên Mỹ Hiện nay, Công ước này ràng buộc 24 trong số 35 nước thành viên của “Tổ chức các quốc gia châu Mỹ”.

3. Chức năng của Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ

Nhiệm vụ chính của Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ là thúc đẩy việc tuân thủ và bảo vệ nhân quyền tại châu Mỹ. Để thi hành sự ủy nhiệm này, Ủy ban có nhiệm vụ:

– Thâu nhận, phân tích và điều tra các đơn của các cá nhân cho rằng họ bị vi phạm các quyền con người cụ thể được “Công ước châu Mỹ về Nhân quyền” bảo vệ.

– Làm việc để giải quyết các đơn khiếu tố đó bằng cách hợp tác hòa nhã với các bên (tranh chấp).

– Giám sát tình trạng nhân quyền tổng quát trong các nước thành viên của “Tổ chức các quốc gia châu Mỹ”, và khi cần, chuẩn bị và công bố các báo cáo nhân quyền cụ thể của một nước.

– Tiến hành các cuộc viếng thăm tại chỗ để xem xét tình trạng nhân quyền chung của các nước thành viên, hoặc để điều tra các vụ việc cụ thể.

– Khuyến khích nhận thức của quần chúng về nhân quyền và các vấn đề liên quan khắp vùng Tây bán cầu.

– Tổ chức các hội nghị, hội thảo và các cuộc họp với các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các học viện vv… để thông tin và nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan tới hệ thống nhân quyền liên Mỹ.

– Đưa ra các khuyến nghị cho các nước thành viên rằng – nếu được thông qua – sẽ tiếp tục nâng cao sự nghiệp bảo vệ nhân quyền.

– Yêu cầu các nước thành viên chấp thuận các biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn các thiệt hại nhân quyền nghiêm trọng, không thể khắc phục hậu quả trong những trường hợp khẩn cấp.

– Chuyển các vụ khiếu kiện về nhân quyền sang Tòa án Nhân quyền liên Mỹ, và biện hộ cho các vụ khiếu kiện này trước Tòa án.

– Yêu cầu Tòa án Nhân quyền liên Mỹ cho ý kiến tư vấn về các vấn đề liên quan tới việc giải thích Công ước (nhân quyền) hoặc các văn kiện có liên quan.

4. Thủ tục xử lý đơn

Ủy ban xử lý các kiến ​​nghị được nộp cho Ủy ban theo Quy tắc Thủ tục của Ủy ban.

Các đơn kiện có thể được gửi bởi các tổ chức phi chính phủ hoặc cá nhân. Không giống như hầu hết các hồ sơ tòa án, đơn kiện là tài liệu bí mật và không được công khai. Đơn yêu cầu phải đáp ứng ba yêu cầu; Các biện pháp khắc phục trong nước phải đã được thử và không thành công (hết hiệu lực), đơn yêu cầu phải được nộp trong vòng sáu tháng kể từ khi hành động cuối cùng được thực hiện trong hệ thống trong nước (tính kịp thời), đơn kiện không thể trước một tòa án khác (trùng lặp thủ tục).

Khi một đơn yêu cầu đã được nộp, nó sẽ tuân theo thủ tục sau:

– Kiến nghị được chuyển đến Ban Thư ký và được xem xét để hoàn thiện; nếu đầy đủ, nó đã được đăng ký và được cung cấp một số hồ sơ. Đây là nơi mà tiểu bang được thông báo về đơn thỉnh cầu.

– Đơn yêu cầu được xem xét để được chấp nhận

– Ủy ban cố gắng tìm một dàn xếp thân thiện .

– Nếu không tìm thấy giải quyết nào, thì mỗi bên sẽ đệ trình các bản tóm tắt về giá trị của vụ việc.

– Sau đó, Ủy ban sẽ đệ trình một báo cáo về thành tích, được gọi là báo cáo Điều 50 từ điều khoản liên quan của Công ước. Về cơ bản, đây là một phán quyết của Ủy ban với các khuyến nghị về cách giải quyết xung đột. Báo cáo Điều 50 được gửi cho tiểu bang. Đây là một báo cáo bí mật; người khởi kiện không nhận được bản sao đầy đủ của báo cáo này.

– Nhà nước có hai tháng để tuân thủ các khuyến nghị của báo cáo.

– Người khởi kiện sau đó có một tháng để nộp đơn yêu cầu vấn đề này được gửi đến Tòa án liên Mỹ (chỉ áp dụng nếu Quốc gia được đề cập đã công nhận thẩm quyền của Tòa án liên Mỹ).

– Ủy ban có ba tháng, kể từ ngày báo cáo Điều 50 được trao cho tiểu bang, để công bố báo cáo Điều 50 hoặc gửi vụ việc lên Tòa án Nhân quyền Liên Mỹ. Ngoài ra, Ủy ban cũng có thể chọn theo dõi tình hình. Công ước Hoa Kỳ quy định rằng nếu báo cáo không được đệ trình cho Tòa án trong vòng ba tháng thì nó có thể không được đệ trình trong tương lai, nhưng nếu Quốc gia yêu cầu thêm thời gian để tuân thủ các khuyến nghị của báo cáo Điều 50, thì Ủy ban có thể cấp với điều kiện Nhà nước ký từ bỏ yêu cầu này.

5. Tìm hiểu vài điều về quyền con người

Nhân quyền (hay quyền con người; tiếng Anh: human rights) là những quyền tự nhiên của con người và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai và bất cứ chính thể nào. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người. Trong bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Thomas Jefferson đã đưa ra một nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho sự thành lập chính phủ dân chủ. Các chính phủ trong thể chế dân chủ không ban phát các quyền tự do cơ bản mà Jefferson đã nêu, mà chính các chính phủ đó để bảo vệ các quyền tự do đó – các quyền mà mọi cá nhân “hiển nhiên có” do sự tồn tại của mình.

Như vậy, có thể khái quát, quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người, được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế.

– Tính phổ biến

Tính phổ biến (universal) và tính phụ thuộc vào bối cảnh lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo thể hiện ở chỗ quyền con người thuộc về tất cả mọi người, không phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, địa vị xã hội, tôn giáo, hoàn cảnh kinh tế, khu vực địa lý. Tính phổ biến là bản chất của quyền con người.

– Tính không thể chuyển nhượng

Quyền con người có tính không thể chuyển nhượng (inalienable) vì nó thuộc sở hữu vốn có của con người; không phải là sự ban phát hay tùy tiện tước đoạt. Mọi giới hạn, hạn chế hay tước bỏ quyền của một cá nhân đều phải do pháp luật quy định và chỉ nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng, tương xứng của cộng đồng hay của cá nhân khác.

– Tính không thể phân chia

Tính không thể phân chia (indivisible) được thể hiện ở chỗ các quyền con người đều có tầm quan trọng như nhau, không có quyền nào được coi là đặc quyền, có giá trị cao hơn quyền khác. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con người.

– Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau

Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent) được thể hiện ở chỗ các quyền con người, mặc dù trong phạm vi rộng, nhiều lĩnh vực song đều nằm trong một chỉnh thể thống nhất và chúng luôn phụ thuộc vào nhau. Việc bảo đảm các quyền con người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác.

Quyền con người không phải là một khái niệm tuyệt đối và trong một số trường hợp cần phải được hạn chế nhằm đảm bảo trật tự xã hội. Theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, một số quyền có thể bị giới hạn vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe, đạo đức xã hội, quyền và tự do của người khác….

LUẬT LVN GROUP (Sưu tầm)