1. Uy hiếp người khác viết giấy vay nợ có phạm tội không ?

Chào Luật sư của LVN Group, tôi có vấn đề sau xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp. Người này thuộc dạng có máu mặt. Đã nhiều lần đến uy hiếp tinh thần gia đình tôi. Khi bị ép viết giấy tôi bụôc lòng phải viết theo sự hướng dẫn của người này. Ngay sau đó tôi có làm đơn trình báo về sự vịêc tôi bị ép viết giấy nhận tiền để đưa người đi lao động nước ngoài với cơ quan công an nơi tôi đang ở. Đồng thời tôi cũng trả trước cho anh ta 10 triệu đồng và có khất để tôi trả dần.
Mới đây anh này cho người mang chất bẩn đến ném vào nhà tôi. Khi tôi trình báo về sự việc này thì đồng thời anh ta cũng làm đơn tố cáo tôi tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Công an điạ phương nói tôi có dấu hiệu vi phạm hình sự. Và nói đơn trình báo của tôi về vịêc tôi bị ép viết giấy trước đó đã quá hạn và không còn giá trị.
Vậy xin hỏi Luật sư của LVN Group: Tôi có bị xử lý hình sự không. Hành vi ép tôi phải viết giấy nhận tiền đưa người đi lao động ở nứơc ngoài của anh kia. Có phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản không. Tôi nên làm gì bây giờ ?
Xin cảm ơn Luật sư của LVN Group.

>>Luật sư tư vấn Luật hình sự trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất, về hành vi uy hiếp và ép người khác viết giấy nhận tiền để chiêm đoạt tài sản đã cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định của Điều 170Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017:

Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Về hành vi ném chất bẩn vào nhà người khác sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình như sau:

Điều 7. Vi phạm quy định về giữ gìn vệ sinh chung

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;

Theo thông tin bạn cung cấp người này đã làm đơn tố cáo bạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên về thực tế không phải bạn lừa anh ta mà người này mới chính là người đã uy hiếp để chiếm đoạt tiền của gia đình bạn. Về hành vi đó sẽ bị khởi tố về tội vu khống theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017:

Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%77
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên78;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp bạn đã làm đơn trình báo tới cơ quan Công an, tuy nhiên lại bị từ chối đơn mà ngược lại còn bị Cơ quan Công an địa phương trả lời là bạn có dấu hiệu phạm tội. Khi Cơ quan Công an xem xét có dấu hiệu phạm tội thì lúc này sẽ tiến hành các trình tự theo thủ tục tố tụng hình sự. Vì thế ở giai đoạn điều tra, bạn hãy cung cấp cho Cơ quan công an các giấy tờ, chứng cứ tài liệu, hoặc có ai là người làm chứng… liên quan đến việc bạn bị uy hiếp để chiếm đoạt tiền trên. Cơ quan Công an sẽ tiến hành điều tra và căn cứ vào các chứng cứ để xác định bạn có phạm tội hay không, nếu bạn không phạm tội sẽ được lấy lại số tài sản bị chiếm đoạt trước đó.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

2. Giải quyết tranh chấp kiện đòi nợ như thế nào ?

Kính gửi công ty luật LVN Group, em muốn được tư vấn câu hỏi như sau: Trước đây vào năm 2013 em có cầm đồ ở chỗ anh này và sau đó có vay anh ấy tiền với lãi xuất 8k/ 1triệu. Sau đó có những lần em không trả được tiền lãi và dần dần số nợ đã lên đến 54.500.000. Em đã viết giấy vay nợ anh này thời hạn 1 năm cụ thể là đến 10/10/2014 sẽ thanh toán cho anh ấy số nợ.
Nhưng trong tháng 11, 12 của năm 2013 và tháng 1 , 2 của năm 2014 anh này có cho người đến đáp mắm tôm và dầu luynh vào nhà em nhiều lần. Sau đó do ra trường không tìm được việc làm đến gần tháng 8 năm 2014 em mới tìm được việc làm với mức lương 3 triệu đồng 1 tháng. Sau đó ngày 10/10/2014 em có gặp và nói chuyện với anh này là chưa có tiền trả thì xin anh ấy sẽ trả 3triệu/ tháng cho đến khi bố mẹ em bán được đất sẽ trả hết chỗ còn lại. Nhưng anh ấy không đồng ý. Và kiện em.
Vậy em mong anh, chị tư vấn giúp em trong việc này em có bị kiện không?
Em xin chân thành cảm ơn !

Giải quyết tranh chấp kiện đòi nợ như thế nào ?

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến gọi:1900.0191

Trả lời:

Thứ nhất, đối với vấn đề trả nợ của bạn
Theo Điều 466 Bộ luật dân sự năm 2015 thì nghĩa vụ của bạn khi vay tiền như sau:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, khi đến hạn trả nợ, bạn không thực hiện theo đúng nghĩa vụ trong hợp đồng thì bên phía người này hoàn toàn có quyền khởi kiện bạn tại Tòa án để đòi lại tài sản.

Thứ hai, về hành vi anh này có cho người đến đáp mắm tôm và dầu luynh vào nhà bạn nhiều lần

Vì trường hợp của bạn, bạn không nói rõ những thiệt hại của bạn phải chịu sau khi những hành vi của người này thực hiện nên chưa đủ cơ sở để xác định có cấu thành tội phạm theo pháp luật hình sự hay không. Tuy nhiên, bạn có thể khởi kiện dân sự yêu cầu bồi thường thiệt hại theo đúng Điều 584 BLDS năm 2015;

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Do vậy, khi người này có những hành vi như vậy, đã làm ảnh hưởng đến danh dự của bạn, khi bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh những hành vi này, bạn có thể khởi kiện dân sự để buộc người này xin lỗi và bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần chobạn.

Mọi vướng mắc bác vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Emailđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

3. Hỏi về thủ tục khởi kiện đòi nợ cho vay nhưng không trả ?

Kính chào Luật LVN Group, em có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Năm 2013 mẹ tôi có cho 1 người quen vay 800 triệu ( chỉ có giấy viết tay) đến nay đòi nhiều lần mà họ không trả. Mẹ tôi muốn khởi kiện có được không và cần những thủ tục gì ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hỏi về thủ tục khởi kiện đòi nợ cho vay nhưng không trả ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Theo như nội dung thư mà bạn trình bày, năm 2013 mẹ bạn có cho 1 người quen vay 800 triệu ( chỉ có giấy viết tay) đến nay đòi nhiều lần mà họ không trả. Theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì bên vay có nghĩa vụ trả nợ cho mẹ bạn theo quy định sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Do đó, nếu bên vay không trả nợ và có hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình, mẹ bạn có thể khởi kiện ra tòa án. Thẩm quyền của tòa án trong trường hợp của bạn được xác định theo điều 26 và điều 35, 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bị đơn.Thủ tục khởi kiện ra tòa án được quy định như sau:

Bước 1: chuẩn bị Hồ sơ khởi kiện gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:

Hồ sơ khởi kiện tại tòa án bao gồm:

– Đơn khởi kiện (theo mẫu);

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

– Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng).

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (bạn phải ghi rõ số lượng bản chính, bản sao)- các tài liệu này bạn phải đảm bảo có tính căn cứ và hợp pháp.

Bước 2: sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, bạn có thể nộp đến tòa án có thẩm quyền như đã nêu trên. Tòa án sẽ tiến hành xem xét và giải quyết trường hợp của bạn.

4. Tư vấn xử lý việc đòi nợ theo ủy quyền ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Em xin trình bày sự việc để mọi người giúp đỡ: Từ năm 1995 vì hoàn cảnh khó khăn bà Ngoại em có hỏi nợ 7 chỉ vàng (vàng 1 chỉ 450,000. 7 chỉ vàng = 3 triệu 150 nghìn) của ông A với lãi suất hằng năm của 7 chỉ là 4 chỉ 9 phân (1 chỉ một năm phải trả lãi 7 phân), không có giấy nợ. Và Ngoại em mỗi năm vẫn đóng đủ lãi cho ông A.

Nhưng vào năm 2007 vì không có tiền đóng lãi nên Ngoại em có cho ông A làm 3 công đất thay cho việc đóng lời. Đến năm 2009 tổng số lãi Ngoại em đã đóng là 2 cây 5 chỉ nhưng do không có khả năng đóng tiếp lãi nên ông A đã thưa ra tòa án dân sự huyện, do tuổi già yếu cộng thêm thiếu hiểu biết về chữ nghĩa nên Ngoại em đã kí vào biên bãn với nội dung không đúng sự thật là: Nguồn gốc nợ là từ việc ông A cố cho ngoại em 3 công đất ( 3 công đất này do ngoại em để ông A làm 1 năm để thay việc đóng lãi, chứ không hề bán cho ông A).

Và phải trả cho ông A thêm 1 cây vàng, chia 6 lần trả trong 3 năm từ năm 2009 đến hết 2011 Ngoại em đã đóng thêm 4 chỉ. Năm 2011 ông A mất đột ngột. Năm 2013 con ông A là ông B làm một giấy ủy quyền nhận nợ và đề nghị cục thi hành án huyện bắt Ngoại em trả hết số nợ 6 chỉ vàng. Em đi học xa mới về ở cùng ngoại vừa qua em có đi cùng Ngoại ra cục thi hành án dân sự theo đơn triệu tập và có nhìn thấy giấy ủy quyền được cho là của ông A ủy quyền cho ông B được đánh máy có xát nhận của ủy ban xã, đã có chỉnh sửa tháng, năm làm giấy ủy quyền (chữ kí ông A nhìn thấy không trung thực và em cho là do ông B làm giả vì ông A chết đột ngột). Hiện Ngoại em đã quá già yếu, khó khăn và 18 năm qua cũng đã trả lãi vượt số nợ gốc (gốc 7 chỉ, ngoại em đã trả tính đến hiện nay là 2 cây 9 chỉ). Vậy mọi người có thể giúp đỡ chỉ dẫn hướng giải quyết để em có thể giúp ngoại em cách giải quyết số nợ lâu năm này không? Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của mọi người!

Ông A và con ông là ông B điều rất cương quyết lấy nợ, không bớt, không giảm cho dù ngoại em đã nhiều lần xin giảm nợ. Hiện em thấy rất bức xúc.

Tư vấn xử lý hành vi góp vốn cho vay lãi bị con nợ trốn ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Liên quan đến câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhât, ủy quyền đòi nợ về bản chất là một giao dịch dân sự; vấn đề này được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, bên ủy quyền được thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền mà không được thực hiện quá phạm vi được bên ủy quyền giao. Trường hợp của bạn, Ông A ủy quyền cho ông B đòi nợ (ông B có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự) là không trái quy định pháp luật. Tuy nhiên, việc ủy quyền này chỉ tồn tại khi ông A còn sống; nói cách khác, kể từ thời điểm ông A chết, ông B không còn tư cách đòi nợ thay cho ông A theo hợp đồng ủy quyền (mặc dù hợp đồng ủy quyền đã được UBND xã công chứng). Căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015.

Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

Khoản nợ cuả ông A trong trường hợp này sẽ trở thành tài sản thừa kế. Ông B là con nên khoản nợ này đương nhiên trở thành phần tài sản thừa kế mà ông B (hoặc các con của ông A – nếu có) được hưởng. Do đó, ông B có đầy đủ quyền sở hữu đối với phần tài sản này; bao gồm cả quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ.

Thứ hai, về hình thức, việc vay nợ giữa bà ngoại của bạn và ông A được xác lập bằng lời nói. Hình thức này được quy định trong pháp luật dân sự.

Thứ ba, về nội dung của việc nay nợ này, nhận thấy có phần vi vi phạm pháp luật, ở chỗ mức lãi suất cho vay quá cao. Pháp luật quy định, mức lãi suất tối đa không được vướt quá 150% mức lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước tại thời điểm cho vay. Do đó, theo quy định của pháp luật dân sự, giao dịch này bị vô hiệu một phần (phần nội dung vi phạm pháp luật); bên vay sẽ chỉ phải trả mức lãi suất theo đúng quy định của pháp luật.

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn: 1900.0159.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group