Hiện tại Tôi đang là giám đốc 1 Cty TNHH 02 thành viên và đồng thời quản lý một CTy khác. Do vậy tôi không có thời gian điều hành cả hai CTy cùng lúc, nay tôi dự định quyết định bổ nhiệm PGĐ cho Cty TNHH 02 thành viên và kèm theo uỷ quyền toàn bộ quyết định của Cty cho PGĐ điều hành, quyết định và ký kết các chứng từ liên quan đến hoạt động của Cty.
Vậy Tôi xin hỏi:
1. Khi uỷ quyền như vậy có được hay không? Nếu người được uỷ quyền ký sai các văn bản hoặc lợi dụng thực hiện các hành vi trái pháp luật thì Tôi có bị ảnh hưởng hay không? Nếu có thì trách nhiệm thế nào?
2. Các văn bản qui định đến vấn đề uỷ quyền này?
Và cuối cùng cho Tôi xin ý kiến có nên tiến hành việc uỷ quyền này hay không hay chỉ uỷ quyền trong giới hạn cho phép chứ không cho toàn quyền, thật chất Tôi cũng đa nghi và sợ PGĐ sẽ làm điều không đúng với pháp luật ảnh hưởng đến Người đại diện pháp luật trong giấy phép kinh doanh như Tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này
Kính thư
Người gửi: Triet
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn pháp luật doanh nghiệpcủa Công ty Luật LVN Group.
Tư vấn thủ tục ủy quyền trong doanh nghiệp – Ảnh minh họa
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Luật LVN Group chúng tôi. Đối với một số thắc mắc của bạn, tôi xin trả lời như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự 2005
– Bộ luật dân sự 2015
– Luật Thương mại 2005
2. Nội dung trả lời :
Về câu hỏi thứ nhất, Điều 143 BLDS 2005 quy định về người đại diện theo uỷ quyền:
“1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Theo đó, Giám đốc có thể ủy quyền cho Phó giám đốc thực hiện công việc trong công ty. Phạm vi đại diện do hai bên thỏa thuận, không ủy quyền những công việc trái với quy định pháp luật. Ngoài ra, “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện”. Trong trường hợp người được ủy quyền ký sai các văn bản hoặc lợi dụng thẩm quyền thực hiện các hành vi trái pháp luật thì người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối.
Về câu hỏi thứ hai, khi Giám đốc ủy quyền cho Phó giám đốc thì Phó giám đốc sẽ có một số quyền của Giám đốc công ty tùy theo phạm vi ủy quyền giữa hai bên. Để tránh các tranh chấp không mong muốn xảy ra, bạn có thể ủy quyền cho Phó giám đốc trong từng công việc và phạm vi cụ thể, chứ không cần phải ủy quyền toàn bộ cho Phó giám đốc.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group
——————————————————–
THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;