1. Quy định về ủy thác thu thập chứng cứ ?

Việc uỷ thác thu thập chứng cứ được thực hiện theo Điều 105 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Khi uỷ thác thu thập chứng cứ, toà án phải ra quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ bằng văn bản. Trong đó phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ ttanh chấp và những công việc cụ thể mà toà án nhận uỷ thác cần tiến hành để thu thập chứng cứ. Toà án nhận được quyết định uỷ thác có trách nhiệm thực hiện công việc được uỷ thác trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định uỷ thác và thông báo kết quả bằng vãn bản cho toà án đã ra quyết định uỷ thác biết. Trong trường hợp toà án nhận uỷ thác không thực hiện được việc uỷ thác thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do của việc không thực hiện được việc uỷ thác cho toà án đã ra quyết định uỷ thác.

Trong trường hợp việc thu thập chứng cứ phải tiến hành ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì toà án làm thủ tục uỷ thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài như cơ quan lãnh sự, đại sứ quán thực hiện. Toà án cũng có thể làm thủ tục uỷ thác cho các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự của nước ngoài thu thập chửng cứ nếu nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này.

2. Nghiên cứu chứng cứ như thế nào ?

Nghiên cứu chứng cứ là kiểm tra, xem xét nhằm tìm hiểu chứng cứ. Việc nghiên cứu chứng cứ được các chủ thể tố tụng tiến hành trong suốt quá trình tố tụng dân sự. Trong các hoạt động chứng minh thì nghiên cứu là hoạt động tiền đề, cơ sở cho hoạt động đánh giá chứng cứ. Hoạt động đánh giá chứng cứ được thực hiện sau hoạt động nghiên cứu chứng cứ và chỉ thực hiện có kết quả nếu dựa trên cơ sở của hoạt động nghiên cứu chứng cứ. Hiện nay, vấn đề này chưa được quy định cụ thể trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Tuy nhiên, để nhận thức được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự thì các chủ thể tố tụng đều phải nghiền cứu chứng cứ. Nội dung của hoạt động nghiên cứu chứng cứ được quy định bởi pháp luật và căn cứ vào các thuộc tính của chứng cứ. Qua nghiên cứu chứng cứ sẽ loại bỏ được thông tin, dấu vết không liên quan đến vụ việc dân sự và xác định được những thông tin, dấu vết thoả mãn tất cả các thuộc tính của chứng cứ được sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự.

Để thực hiện việc nghiên cứu chứng cứ có hiệu quả, tất cả tài liệu, vật chứng chứa đựng thông tin về vụ việc dân sự đều phải được kiểm tra, xem xét. Khi nghiên cứu chứng cứ, các chủ thể tố tụng phải tiến hành kiểm tra, xem xét từng khía cạnh khác nhau của tài liệu, vật chứng. Ngoài việc phải so sánh, đối chiếu với các thuộc tính của chứng cứ còn phải đối chiếu, so sánh chúng với nhau để tìm ra sự thống nhất, mâu thuẫn giữa chúng.

3. Cách đánh giá chứng cứ hợp pháp

Đánh giá chứng cứ là nhận định giá trị chứng minh của chứng cứ. Trên cơ sở kết quả của đánh giá chứng cứ, tòa án sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Việc đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 108 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

Các chủ .thể chứng minh đều có quyền đánh giá chứng cứ. Nhưng trong đó, việc đánh giá chứng cứ của toà án là quan ttọng nhất vì toà án là chủ thể có quyền sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự.

Việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Khi đánh giá chứng cứ không được có kết luận trước về giá trị chứng minh của chứng cứ; phải đánh giá tất cả các mặt, các mối liên hệ của chứng cử; phải đánh giá cả các chứng cứ do các đương sự, do người khác cung cấp và toà án thu thập. Quá trình đánh giá các chứng cứ phải thực hiện đánh giá riêng từng chứng cứ một, sau đó đánh giá chứng cứ trong sự mối liên quan với các chứng cứ khác và thông qua đánh giá chứng cứ mà khẳng định tính khách quan, tính liên quan, tính hợp pháp và giá trị chứng minh của từng chứng cứ một.

Hoạt động đánh giá chửng cứ của toà án có tính chất quyết định tới kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, ngoài việc phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đánh giá chứng cứ thì toà án còn phải hết sức thận trọng, tỉ mỉ trong việc đánh giá chứng cứ. Đặc biệt, toà án phải xem xét một cách đầy đủ, toàn diện các ý kiến về đánh giá chứng cứ của đương sự, Luật sư của LVN Group và những người khác khi tham gia tranh tụng tại phiên toà. Chứng cứ sau khi được đánh giá thì được công bố công khai và sử dụng, trừ chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mĩ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì không được công bố công khai nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai (Điều 109 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015).

Mọi vướng mắc pháp lý về luật dân sự, tố tụng dân sự về thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật LVN Group