NỘI DUNG TƯ VẤN:
Việc thực hiện an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa và truyền thống dân tộc của mỗi quốc gia. Nhưng để đảm bảo an ninh , trật tự an toàn xã hội thì các quốc gia đã sử dụng pháp luật như là một công cụ, một vũ khí thiết yếu để an ninh trật tự an toàn xã hội được bảo đảm thực hiện. Đảm bảo pháp lý được thực hiện trong đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội là một hệ thống các quy định(các thiết chế về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước và các lĩnh vực của đời sống xã hội) nhằm đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trong hệ thống pháp luật và các chế định đảm bảo thực hiện các quy định đó. Nói đến an ninh trật tự an toàn xã hội là nói đến hệ thống các quy định về an ninh trật tự an toàn xã hội được xã hội thừa nhận và đảm bảo thực hiện bằng pháp luật. Nội dung các quy định về an ninh trật tự an toàn xã hội chỉ có nghĩa khi nó được thể chế hóa khác luật. Đặc biệt trong Hiến pháp đã đặt cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo an ninh quốc gia (HP – Chương IV. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa).
Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội thể hiện ở những nội dung cơ bản sau:
1. Pháp luật thể chế hóa giá trị của an ninh trật tự an toàn xã hội
Pháp luật thể chế hóa giá trị xã hội an ninh, trật tự an toàn xã hội làm cho nó trở thành ý chí, mục tiêu hoạt động của toàn xã hội: Trong phạm vi mỗi quốc gia các vấn đề cơ bản về đảm bảo an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội có giá trị bắt buộc và trở thành tiêu chí hoạt động chung của mọi người khi được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của nhà nước,biểu hiện tập trung ở việc ghi nhận các quyết định đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội .Lịch sử lập hiến cuả nước ta thể hiện rất rõ các quy định ngày càng được mở rộng về số lượng các quy định và các biện pháp của nhà nước đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội.Trong pham vi mỗi quốc gia có giá trị bắt buộc,trở thành tiêu chí hoạt động chung cuả mọi con người khi ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của nhà nước.Lịch sử lập hiến của nhà nước ta thể hiện rất rõ các quy định về đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội ngày càng được mở rộng về số lượng.Pháp luật là công cụ của nhà nước,nhà nước ban hành pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội nhưng không phải tùy tiện nghĩ ra pháp luật.
2. Pháp luật là công cụ hữu hiệu của nhà nước trong việc bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội:
Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật chứ không phải bằng đạo lý, điều đó thể hiện vai trò quan trọng của pháp luật trong việc bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội. Ngày nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,trong đó đối với công dân không được làm những gì mà pháp luật cấm .Pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu có trong tay nhà nước tác động tổ chức,điều chỉnh hành vi của các thành viên xã hội hướng tới mục tiêu bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội.Nhà nước quy định về đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trở thành khuôn mẫu quy định hành động của bộ máy nhà nước,công chức nhà nước , thực hiện bản chất nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân.Mọi hành động xâm phạm tới an ninh, trật tự an toàn xã hội đều có khả năng bị phát hiện và xử lý thích đáng.Đồng thời, pháp luật có tính giáo dục tới mọi thành viên trong xã hội có thái độ và hành vi xử sự đúng đắn thực hiện các quy định đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mà pháp luật quy định đấu tranh tích cực với các hành vi xâm phạm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
3. Pháp luật là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề tranh chấp
Pháp luật là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh hài hòa, các quan hệ xã hội, hạn chế, khắc phục các tác động tiêu cực đảm bảo sự phát triển ổn định: Pháp luật đóng vai trò không chỉ là công cụ của nhà nước để quản lí xã hội mà còn là vũ khí để đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.Chính vì vậy quy định của pháp luật không chỉ là một chiều thuận lợi cho cơ quan nhà nước,viên chức nhà nước trong khi thực hiện nhiệm vụ chức năng mà còn phải cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện tạo thuận tiện cho mọi công dân thực hiện việc đảm bảo an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội.
4. Pháp luật mang tính chi phối:
Pháp luật chi phối tổ chức và hoạt động của nhà nước trong việc đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội:
An ninh trật tự xã hội không chỉ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật, mà để biến những quy định đó thành hiện thực, tổ chức thực hiện trong cuộc sống phải có những thiết chế tương ứng để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. Pháp luật trở thành chuẩn mực, tiêu chí chung trong việc tổ chức và hoạt động của nhà nước trong việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Để an ninh, trật tự an toàn xã hội luôn được đảm bảo đảm được khi dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc quy định của pháp luật.Pháp luật không những quy định rõ nhiệm vụ quyền hạn của mỗi loại công chức, viên chức làm việc trong từng cơ quan cụ thể của bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý cho họ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội mà còn quy định rõ trách nhiệm của từng viên chức trong bộ máy nhà nước, quy định rõ những biện pháp xử lý những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội đối với viên chức nhà nước khi thi hành công vụ. Pháp luật là phương tiện chủ yếu để chuyển hóa đường lối chính sách của Đảng thành ý chí chung của toàn xã hội, của nhà nước.
Trong quá trình phát triển qua các thời kì cách mạng, đường lối chính sách của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật, an ninh trật tự an toàn xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác trở thành mục tiêu ý chí chung của toàn xã hội mà không có một tổ chức hay một cá nhân nào đứng trên các quy định đó. Ngày nay khi đổi mới hệ thống chính trị, trng đó khẳngđịnh vị trí lãnh đạo của Đảng, cải cách bộ máy nhà nước, đổi mới phương thức hoạt đọng của nhà nước xây dựng hệ thống công ước quốc tế để đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội “đặc biệt tình hình biển đảo của nước ta hiện nay là vấn đề nổi cộm làm cho toàn dân sao động và bức xúc thì việc giải quyết mềm mỏng thông qua pháp luật (Công ước Liên hiệp quốc về luật biển ASEAN hay Công ước luật biển năm 1982…) là giải pháp tối ưu đồng thời kêu gọi các nước tôn trọng và thực hiện luật biển quốc tế đặc biệt là các cường quốc”.Trong nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, pháp luật hơn bao giờ hết có sức mạnh to lớn trong quá trình tổ chức và quản lí xã hội. Pháp luật đã trở thành một bộ phận của cơ chế mà nếu thiếu đi pháp luật thì xã hội sẽ rât khó để ổn định và được đảm bảo an toàn.
Điều kiện đảm bảo: trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội,pháp luật có vai trò quan trọng hàng đầu vì pháp luật có mặt ở tất cả các điều kiện khác. Các quy định chặt chẽ của pháp luật về chế độ chính trị ,kinh tế, văn hóa, giáo dục…ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các điều kiện đảm bảo an ninh,trật tự an toàn xã hội phát huy vai trò hiệu quảcho việc đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội quy mô toàn xã hội.
5. Pháp luật là phương tiện thực hiện sự cam kết của mỗi quốc gia và trên bình diện quốc tế
Pháp luật là phương tiện thực hiện sự cam kết giữa các quốc gia đảm bảo thực hiện an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở mỗi quốc gia và trên bình diện quốc tế: Trong lịch sử phát triển của nhân loại, các quốc gia các dân tộc trên thế giới dù là phát triển hay chậm phát triển đều có một đòi hỏi chung là hòa bình ổn định và hợp tác để phát triển. Việc các quốc gia tham ra kí kết các công ước quốc tế về an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội và chuyển hóa các cam kết đó vào nội dung của pháp luật trong nước đảm bảo các quyền đó được thực hiện trên thực tế trở thành một đòi hỏi bức xúc, trong điều kiện mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế bởi vì nhiều nội dung của an ninh trật tự an toàn xã hội đã vượt khỏi tầm quốc gia, đòi hỏi có sự phối hợp ràng buộc và nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Xác định vai trò quan trọng hàng đầu của pháp luật trong việc xem xét đánh giá thực trạng pháp luật đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trong điều kiện đổi mới của nước ta hiện nay tìm ra phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo các quy định đó được thực hiện trên thực tế.
Ngoài ra pháp luật dự báo định hướng sự vận động của các vấn đề trong xã hội từ đó tìm ra các phương pháp đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Pháp luật giải quyết tranh chấp: trong sinh hoạt đời sống, do nhiều nguyên nhân khách quan hay chủ quan làm phát sinh các tranh chấp trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Nhu cầu khách quan là phải có biện pháp giải quyết tranh chấp nhằm hài hòa lợi ích của các chủ thể , đảm bảo an ninh trật tự an toan xã hội và chấm dứt đúng theo các quy định của pháp luật.
Cảm ơn quý khách đã gửi yêu cầu đến Công ty Luật LVN Group, trên đây là nội dung tư vấn của Công ty, nội dung tư vấn có giá trị tham khảo, nếu còn vấn đề mà quý khách hàng còn chưa rõ xin vui lòng liên hệ đến tổng đài của Công ty Luật LVN Group 1900.0191 hoặc vui lòng gửi tin nhắn đến email [email protected] để được giải đáp thắc mắc. Trân trọng!
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN Group