1. Vần đề tách hộ khẩu và xử lí khi giả mạo chữ kí chủ hộ trong đơn tách hộ khẩu ?

Xin chào Luật sư của LVN Group cháu có vài vấn đề về việc tách khẩu mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp cháu ạ,cháu có nhập khẩu vào sổ hộ khẩu bên ông ngoại. Đến khi cháu làm thủ tục kết hôn sang nước ngoài thì cần phải có sổ hộ khẩu để làm thủ tục như đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân và còn nhiều các giấy tờ khác cần dùng đến sổ hộ khẩu, nhưng khổ nỗi là ông ngoại cháu nay đã 80 tuổi rất là khó tính cộng thêm bệnh lãng tai nên nói gì với ông cũng rất khó khăn.
Ông chỉ cho cháu muợn sổ hộ khẩu đúng 1 ngày là phải trả liền cho ông, ông bảo không cho mượn lần thứ 2. Nghe thế cháu thấy rối bời vì làm các thủ tủc làm sao thiếu sổ hộ khẩu được, lúc cháu làm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì có chú làm bên phường gợi ý cho cháu là nên tách riêng sổ hộ khẩu cùng nhà. Cháu cũng phân vân và bảo nếu tách khẩu thế vẫn phải đưa giấy tờ cho ông cháu ký đồng ý tách mới được chứ. Ông cháu vốn dĩ cho mượn sổ đã khó rồi đừng nói chi là tách khẩu,lúc ấy chú làm bên phường bảo cháu tự ký tên ông vào các giấy tờ đồng ý tách khẩu và tờ khai nhân khẩu là được. Chỉ cần đến chiều ngày hôm sau cháu đã có sổ riêng.
Sau đó ông cháu biết cháu tự ý tách khẩu và mắng vài câu thôi nhưng chỉ riêng cậu của cháu (cậu nuôi) biết chuyện tách khẩu và cậu hăm dọa không cho tiền cậu thì cậu sẽ xóa sổ và kiện cháu tự ý tách khẩu. Cậu cháu có hăm dọa 1 lần rồi cháu cho cậu một vài triệu thì êm. Được 1 năm, giờ cậu lại chứng nào tật nấy đòi tiền cháu mong Luật sư của LVN Group tư vấn cho cháu giả ký tên ông ngoại thế có bị xóa khẩu không ,và cháu có bị vi phạm gì không?
Xin cám ơn Luật sư của LVN Group !

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, Bạn có được phép giả mạo chữ ký của ông bạn hay không?

Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 27 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013:

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, khi tách khẩu phải được sử đồng ý của chủ hộ. Vì vậy, bạn không được phép giả mạo chữ ký để xin tách khẩu.

-Thứ hai, việc bạn giả chữ ký của ông bạn để làm thủ tục tách hộ khẩu bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 8, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình:

” Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;

b) Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký thường trú;

c) Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;

d) Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;

đ) Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;

e) Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu;

g) Sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;

h) Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a Khoản 2; điểm a, b, c Khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú đối với hành vi quy định tại điểm a Khoản 2; điểm a Khoản 3 Điều này;

b) Buộc hủy bỏ thông tin, tài liệu sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm d Khoản 3 Điều này;

d) Buộc hủy bỏ hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu quy định tại điểm e, g Khoản 3 Điều này.”

Theo quy định trên thì bạn có thể bị xử phạt hành chính về hành vi giả mạo chữ ký để tách khẩu. Ngoài ra, sổ hộ khẩu mới của bạn sẽ bị thu hồi lại do có sự giả mạo trong hồ sơ.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

2. Tư vấn về thủ tục tách sổ hộ khẩu ?

Xin chào Công ty Luật LVN Group! tôi có một vấn đề mong các Luật sư giải đáp:Tôi và chồng kết hôn được 25 năm, chúng tôi có 2 người con. Ba năm trước ông ấy mất vì bệnh. Trước khi mất chồng tôi đã có con riêng, ông ấy giấu tôi nhập khẩu cho đứa con.nay đứa con riêng đã được 16 tuổi.

Sau khi chồng tôi chết, tôi đã chia tài sản đầy đủ cho đứa con riêng và có nói chuyện với mẹ nó về việc tách hộ khẩu. Tuy nhiên họ không muốn và gây khó khăn cho tôi. Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi tôi có được quyền tự tách khẩu của đứa con riêng không? Và nếu không thì có cách nào để tách khẩu cho đứa con riêng được không?

Xin cảm ơn Luật sư!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình : 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật LVN Group! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân (Điều 24 Luật Cư trú). Như vậy, khi người con riêng của chồng chị có tên trong sổ hộ khẩu của gia đình chị thì sẽ căn cứ vào đó để xác định nơi thường trú của người đó chính là địa chỉ nhà nhà chị.

Về nơi cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú thìĐiều 12Luật cư trú năm 2006, Luật sửa đổi bổ sung luật cư trú năm 2013 quy định:

“Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.”

Theo quy định nêu trên thì khi người con chồng đăng ký thường trú tại nhà của chị thì nghĩa là người đó phải thường xuyên sinh sống và sinh sống ổn định ở đó. Vì câu hỏi của chị không nêu rõ hiện nay người đó đang ở đâu nên có hai khả năng như sau:

Thứ nhất, người con chồng đang sinh sống ổn định tại nhà chị. Như vậy nơi thường trú của người đó đương nhiên phải ở nhà chị. Nếu không muốn chung hộ khẩu với người đó thì chị có thể yêu cầu làm thủ tục tách hộ khẩu cho chị và các con chị. Điều kiện và thủ tục tách khẩu được quy định tạiĐiều 27Luật Cư trú:

“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Thứ hai, người con chồng đó đã sinh sống lâu dài, ổn định ở nơi khác; hiện không còn bất kỳ liên quan gì đến nhà chị nữa.

Theo quy định tạiĐiều 23Luật Cư trú thì:

“Người đã đăng ký thường trú mà thay đổi chỗ ở hợp pháp thì trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới có trách nhiệm làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký thường trú. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện việc thay đổi nơi đăng ký thường trú.”

Như vậy, khi đã chuyển chỗ ở hợp pháp thì người con chồng phải có trách nhiệm làm thủ tục chuyển khẩu từ nhà chị đến nơi đó. Theo quy định về trình tự, thủ tục tại Luật Cư trú và văn bản hướng dẫn thì việc chuyển khẩu, đăng ký hộ khẩu mới phải do chính người chuyển khẩu, người đăng ký hộ khẩu tiến hành (có thể là tự đi làm thủ tục hoặc ký vào các văn bản, giấy tờ liên quan và ủy quyền cho người khác đi làm thủ tục). Nếu người con chồng không tự mình tiến hành thủ tục chuyển khẩu, đăng ký nơi thường trú tại nơi người đó hiện đang sinh sống ổn định, lâu dài thì người đó đã vi phạm quy định tại Điều 23 Luật Cư trú (như nêu trên). chị có quyền khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm của người đó.

Theo khoản 2 Điều 8 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú:

” Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.”Khoản 1 Điều này cũng nêu rõ: “Người nào vi phạm quy định của pháp Luật Cư trú thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi, cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ của Công ty. Nếu còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ qua địa chỉ : Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình miễn phí qua Email hoặc qua tổng đài : 1900.0191 để được tư vấn. Trân trọng./.

3. Tách sổ hộ khẩu nhưng vẫn ở chung một nhà ?

Thưa Luật sư: Tôi muốn tách sổ hộ khẩu cho anh trai làm sổ riêng nhưng vẫn ở cùng 1 nhà, tôi lên Công An Thành Phố thì họ có yêu cầu tôi phải có sổ đỏ hoặc giấy ủy quyền sử dụng đất mang tên anh trai tôi. Và tôi đã tìm hiểu trên các trang mạng thì không có luật nào yêu cầu sổ đỏ cả, thậm chí họ còn yêu cầu chính người tách đến làm việc trực tiếp mới được.
Nay tôi muốn đính chính lại tại thời điểm tôi gửi câu hỏi này thì trong bộ luật cư trú có luật nào yêu cầu khi tách sổ hộ khẩu phải cung cấp sổ đỏ hoặc giấy ủy quyền sử dụng đất không?
Tôi xin cảm ơn!

Tách sổ hộ khẩu nhưng vẫn ở chung một nhà?

Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:1900.0191

Trả lời:

Điều 27 Luật cư trú năm 2006 (Luật cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định về tách sổ hộ khẩu:

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp phápđược tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do“.

Theo thông tin bạn cung cấp, và quy định của pháp luật thì bạn cần xác định bạn tách để anh trai bạn sổ hộ khẩu riêng. Bạn cần xác định, sổ hộ khẩu ai đang là chủ hộ. Trong trường hợp bạn là chủ hộ thì anh trai bạn là người đi làm thủ tục tách sổ hộ khẩu.

* Hồ sơ tách hộ khẩu bao gồm:

– Sổ hộ khẩu

– Phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật cư trú 2006

* Nơi nộp hồ sơ

– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.

– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

* Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Như vậy, tại thời điểm khi bạn nộp hồ sơ tách khẩu bạn không cần phải cấp sổ đỏ hoặc giấy ủy quyền sử dụng đất.

Về trình tự tách hộ khẩu bạn có thể tham khảo tại Điều 15, 16 Thông tư 80/2011/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định quy trình đăng ký cư trú.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Có thể tự tách khẩu cho con không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Chồng đi làm xa không về được vì vậy cha chồng có thể cắt khẩu riêng ra và vợ nhập khẩu vô đc hay không ? Cảm ơn!

Có thể tự tách khẩu cho con không?

Luật sư tư vấn luật Dân sự trực tuyến, gọi: 1900.0191

Luật sư tư vấn:

Luật cư trú 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định về việc tách sổ hộ khẩu như sau:

“Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Theo đó, cha chồng bạn không thể tự ý tách khẩu cho chồng bạn, sau đó làm thủ tục nhập khẩu cho bạn vào sổ hộ khẩu của chồng bạn được. Việc tách khẩu phải do người có nhu cầu thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác bằng văn bản và được sự đồng ý của chủ hộ.

5.Trình tự giải quyết đăng ký thường trú của Công an cấp huyện

 

1. Đối với cán bộ đăng ký

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu với quy định của pháp luật về cư trú và thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh

– Đối chiếu và ghi vào bản sao không được cấp từ sổ gốc, không có công chứng, chứng thực (bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay) các giấy tờ, tài liệu là đã đối chiếu đúng với bản chính và ký, ghi rõ họ tên, thời gian đối chiếu;

– Đề xuất bằng văn bản và ghi rõ các thông tin: Ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, tài liệu có trong hồ sơ, yêu cầu giải quyết, ý kiến đề xuất, ký, ghi rõ họ, tên và chuyển hồ sơ đến chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

b) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, thủ tục nhưng cần phải làm rõ một số nội dung thì cán bộ đăng ký phải lập phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu, đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội duyệt, ký (xác minh trong phạm vi cấp huyện) hoặc đề xuất để chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trình Trưởng Công an cấp huyện duyệt, ký (xác minh ngoài phạm vi cấp huyện). Khi nhận được trả lời xác minh thì cán bộ đăng ký phải xem xét, thực hiện ngay theo quy định sau đây:

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này;

– Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì giúp chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội dự thảo văn bản trả lời công dân.

c) Trường hợp hồ sơ có vướng mắc thì đề xuất chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội xem xét, quyết định.

2. Đối với chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ và đề xuất của cán bộ đăng ký, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh thì giao cán bộ đăng ký viết, ký, ghi rõ họ, tên (mục “Cán bộ đăng ký” hoặc mục “Cán bộ lập phiếu”) vào sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu. Sau khi kiểm tra, đối chiếu các thông tin trong sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu, chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội đề xuất bằng văn bản và trình hồ sơ lên Trưởng Công an cấp huyện;

b) Trường hợp hồ sơ phải xác minh thì duyệt, ký phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu hoặc cử cán bộ xác minh (xác minh trong phạm vi cấp huyện) hoặc trình Trưởng Công an cấp huyện duyệt, ký phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu hoặc cử cán bộ xác minh (xác minh ngoài phạm vi cấp huyện);

c) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai các biểu mẫu, giấy tờ chưa đúng, chưa đầy đủ thì ghi rõ vào văn bản đề xuất của cán bộ đăng ký những thủ tục, nội dung cần bổ sung, kê khai lại để thông báo cho công dân;

d) Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì trình Trưởng Công an cấp huyện duyệt, ký văn bản trả lời công dân;

đ) Trường hợp hồ sơ có vướng mắc thì báo cáo, đề xuất Trưởng Công an cấp huyện xem xét, quyết định. Sau khi có ý kiến của Trưởng Công an cấp huyện thì thực hiện theo quy định sau đây:

– Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì thực hiện theo quy định tại Điểm a, Khoản 2 Điều này;

– Trường hợp hồ sơ phải xác minh thì giao cán bộ đăng ký thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này;

– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thủ tục hoặc kê khai các biểu mẫu, giấy tờ chưa đúng, chưa đầy đủ thì thực hiện theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều này;

– Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì dự thảo văn bản trả lời công dân báo cáo Trưởng Công an cấp huyện duyệt, ký.

3. Đối với Trưởng Công an cấp huyện

Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ và đề xuất của chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải xem xét hồ sơ và thực hiện theo quy định sau đây:

a) Trường hợp hồ sơ không phải xác minh.

– Duyệt, ghi rõ ý kiến của mình (đồng ý hay không đồng ý giải quyết) vào văn bản đề xuất của chỉ huy Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội;

– Ký sổ hộ khẩu, phiếu thông tin thay đổi về hộ khẩu, nhân khẩu và trả hồ sơ cho Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

b) Trường hợp hồ sơ phải xác minh thì duyệt, ký phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu hoặc cử cán bộ trực tiếp xác minh (xác minh ngoài phạm vi cấp huyện);

c) Trường hợp hồ sơ có vướng mắc thì cho ý kiến cụ thể về hướng giải quyết;

d) Trường hợp không đủ điều kiện đăng ký thường trú thì duyệt, ký văn bản trả lời công dân và giao lại hồ sơ cho Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội để trả công dân.

>> Bài viết tham khảo thêm: Chưa kết hôn có được nhập khẩu không ?

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi ngay số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính – Công ty luật LVN Group